Khí công dưỡng sinh dành cho bệnh nhân có hội chứng dạ dày – tá tràng

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống, chứng vị thống của y học cổ truyền. Người có bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng có thể tập các bài tập khí công dưỡng sinh giúp bệnh nhanh phục hồi.
Khí công dưỡng sinh dành cho bệnh nhân có hội chứng dạ dày – tá tràng
Xoa bụng tam tiêu.

Nguyên nhân gây bệnh do tình chí bị kíc‌h thí‌ch, can khí uất kết mất khả năng sơ tiết làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây các chứng đau, ợ hơi, ợ chua... Hoặc do ăn uống thất thường mất khả năng kiện vận; hàn tà nhân đó xâm nhập gây khí trệ huyết ứ mà sinh ra các cơn đau.

Người có bệnh viêm loét dạ dày - hành tá tràng có thể có những trạng thái như sau: Không có cơn đau dạ dày; có cơn đau dạ dày nhẹ; có cơn đau dạ dày nặng; chảy máu dạ dày.

Có thể áp dụng các bài tập khí công dưỡng sinh ở trong tất cả các trường hợp trên như sau:

1. Lúc không có cơn đau

1.1 Tập ở tư thế động

- Gõ răng: Đảo lưỡi trong miệng kết hợp với cùng một hướng, đồng thời giao động thân qua lại. Đảo theo vòng tròn từ 5 - 10 lần rồi đảo ngược lại, đồng thời dao động thân qua lại. 

- Vận động lưỡi: Đảo lưỡi trong miệng kết hợp với cùng một hướng, đồng thời dao động thân qua lại. Đảo theo vòng tròn từ 5 - 10 lần rồi đảo ngược lại, đồng thời dao động thân qua lại.

- Xoa bụng: Xoa bóp tam tiêu

Tam tiêu chia c‌ơ th‌ể làm ba vùng: Vùng bùng dưới (hạ tiêu), vùng bụng trên (trung tiêu), và vùng ngực (thượng tiêu).

- Ở vùng bụng dưới có bộ sin‌ּh dụ‌ּc, bọng đái, ruột già, ruột non, đám rối thần kinh hạ vị.

- Ở vùng bụng trên có dạ dày, ruột non, tuỵ tạng (lá mía) đám rối thần kinh, gan và lách.

- Ở vùng ngực có tim, phổi, đám rối thần kinh tim và phổi. 

Xoa hạ tiêu: Một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để giúp sức. Xoa vòng theo một chiều 10 - 20 lần và ngược lại cũng 10 -20 lần tùy sức, thở tự nhiên.

Xoa trung tiêu:

a- Tay nắm lại, tay kia úp lên trên để giúp sức, xoa 10 - 20 lần mỗi chiều. Thở tự nhiên.

b- Vuốt từ vùng xương sườn cụt theo bờ sườn đến vùng mỏm xương ức, thay phiên nhau mỗi bên 10 - 20 lần. Có ảnh hưởng đến gan mật và lá lách.

Xoa thượng tiêu: Đặt bàn tay ngay ra úp lên ngực, bàn tay kia úp chồng lên, hai cánh tay ốp vào lồng ngực rồi xoa vòng tròn theo một chiều 10 - 20 lần, rồi đổi theo chiều ngược lại 10 - 20 lần. Thở tự nhiên.

1.2 Tập ở tư thế tĩnh

 Ngồi ghế (mùa hè) hoặc ngồi xếp vành tròn (mùa đông).

 Sau khi đã ổn định tư thế rồi, làm giãn c‌ơ th‌ể hai lần theo 3 đường đã định. Kết hợp với tập thở, chủ yếu là thở sâu, thở bụng. Nếu bụng trên đầy, xoa bụng không giảm, vẫn dùng thở sâu (thở bụng). Nhưng nếu cả bụng dưới đầy chướng thì nên thở tự nhiên. Thời gian khoảng 15 – 20 phút.

 Sau đó chuyển sang canh giữ vùng dưới rốn (tập trung tâm trí mình vào khu vực đó) hoặc Túc tam lý khoảng 5 – 10 phút. Lần này canh giữ vùng dưới rốn, lần sau canh giữ Túc tam lý.

Vị trí huyệt Túc tam lý.

2. Lúc sắp có cơn đau hoặc bắt đầu đau nhẹ

2.1 Tập ở tư thế động

Xoa bụng nhiều hơn.

Dùng ngón tay ấn vào huyệt Trung quản để giảm nhẹ cơn đau.

Vị trí huyệt Trung quản.

2.2 Tập ở tư thế tĩnh

Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.

Làm giãn c‌ơ th‌ể lần lượt theo 3 đường đã định. Làm như thế nhiều lần cho đến khi thấy hết đau. Thời gian này kết hợp với thở tự nhiên. Khi đã hết đau rồi, làm giãn tiếp 10 phút để củng cố, thời gian này kết hợp với thở sâu.

3. Khi có cơn đau cường độ mạnh

- Thường cần có sự can thiệp, dùng các phương pháp khác để cắt cơn đau.

- Nếu bản thân người bệnh có đầy đủ nghị lực và chịu đựng cơn đau được, có thể làm như sau:

3.1 Tập ở tư thế động

- Dùng ngón tay ấn vào điểm đau nhất ở bụng (thường là ở vùng giữa bụng trên hoặc hơi chếch về bên phải một chút). Nếu ấn vào thấy dễ chịu thì tiếp tục ấn, lúc bụng phồng lên thì nhẹ tay một tí, lúc bụng ép xuống thì ấn mạnh tay một chút, làm 3 đến 5 lần cho giảm cơn đau. Nếu ấn vào mà đau tăng thì thôi không ấn nữa.

- Dùng ngón cái, hoặc ngón tay giữa day mạnh huyệt Túc tam lý đến khi thấy cảm giác ê tức ở đó vài lần. Mục đích làm giảm cơn đau.

3.2  Tập ở tư thế tĩnh

- Nằm ngửa, chân duỗi thẳng (người có cơn đau mạnh, thường phải nằm co vì các bắp thịt ở bụng cũng bị co lại do ảnh hưởng của sự co thắt của dạ dày. Nếu cố chịu đau để nằm ngửa được thì sẽ giúp khống chế cơn đau được nhanh hơn).

 - Làm giãn c‌ơ th‌ể lần lượt theo ba đường đã định. Làm như thế nhiều lần cho đến khi giảm đau và hết đau. Thở tự nhiên. Thông qua c‌ơ th‌ể giãn để làm cho dạ dày không bị co thắt nữa.

  - Khi đã khống chế được cơn đau rồi, canh giữ vùng dưới rốn 10 – 15 phút để phục hồi lại hoạt động bình thường của dạ dày.

4. Khi chảy máu dạ dày

Đột nhiên cơn đau nặng hơn. Người bệnh thấy hoa mắt chóng mặt, choáng váng, có thể lịm đi. Có thể nôn máu, hoặc đi ngoài phân đen.

Cần có sự can thiệp điều trị tây y tại bệnh viện như tiêm thuốc cầm máu, truyền máu, truyền dịch... và cần tuyệt đối yên tĩnh.

Nói chung, người bệnh ít khi thực hiện đúng yêu cầu tuyệt đối yên tĩnh này. Vì tuy phải buộc nằm yên nhưng trong lòng rất lo sợ, tinh thần vẫn căng thẳng.

Khí công có thể giúp người bệnh thực hiện đúng yêu cầu tuyệt đối yên tĩnh.

Lúc này chỉ tập ở tư thế tĩnh. bệnh nhân nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Làm giãn c‌ơ th‌ể theo ba đường đã định nhiều lần, rồi chuyển sang canh giữ vùng dưới rốn hoặc canh giữ Túc tam lý. Thở tự nhiên.

Như vậy người bệnh ngoài thân thể yên tĩnh ra, tinh thần cũng thanh thản, yên tĩnh, thoải mái. Nó giúp cho c‌ơ th‌ể phục hồi nhanh chóng với sự chữa bệnh tích cực của thầy thuốc.

Khi đã ra viện rồi, sức khỏe đã tốt, tiếp tục tập như khi còn đang bị loét dạ dày tá tràng không có cơn đau.

Số lần tập trong ngày giảm từ 3 – 5 lần (khi còn nằm bệnh viện) xuống 1 – 2 lần.

 Khí công dưỡng sinh giúp người bệnh ngoài thân thể yên tĩnh ra, tinh thần cũng thanh thản, yên tĩnh, thoải mái. Vì vậy c‌ơ th‌ể phục hồi nhanh chóng với sự chữa bệnh tích cực của thầy thuốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật