Tương lai xung đột Nga – Ukraine sau hai năm chiến sự

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc xung đột Nga – Ukraine sắp bước sang năm thứ ba nhưng triển vọng về một thỏa thuận hòa bình vẫn vô cùng ảm đạm. Bên cạnh đó, khả năng giành lợi thế trên chiến trường của Kiev ngày càng mờ nhạt.
Tương lai xung đột Nga – Ukraine sau hai năm chiến sự
Xung đột Nga - Ukraine sắp bước sang năm thứ ba. Ảnh: The New York Times

Lo ngại về hậu quả đối với an ninh lục địa nếu Ukraine không giành chiến thắng trên chiến trường, các quốc gia châu Âu đã tăng cường cung cấp hỗ trợ quân sự cho Kiev trong những tháng gần đây. Ở thời điểm hiện tại, phương Tây đã cung cấp hoặc cam kết gửi nhiều vũ khí cho Ukraine nhiều hơn so với giai đoạn đầu của cuộc xung đột, nhưng vẫn chưa đủ để giúp Ukraine lật ngược tình thế trên chiến trường.

Triển vọng đàm phán hòa bình hay xung đột kéo dài?

Khi xung đột sắp tròn 2 năm, tình hình trên chiến trường vẫn bất phân thắng bại, với việc cả Nga và Ukraine đều chưa có bước ngoặt đột phá làm thay đổi diễn biến xung đột. Nga ngày càng giành thêm nhiều lãnh thổ nhưng phải hứng chịu tổn thất về binh sĩ và thiết bị. Trong khi đó, Ukraine, đã không đạt được các mục tiêu trong cuộc phản công hồi mùa hè, đang chuyển sang thế phòng thủ, dựng thêm nhiều công sự mới để dồn sức bổ sung lực lượng.

Theo Foreign Policy, cả Nga và Ukaine đều cần huy động thêm quân, nhưng Moscow sẽ không huy động quân trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3, còn đối với Ukraine, việc huy động được lực lượng cần thiết sẽ khó khăn hơn.

Tổng thống Volodymyr Zelensky hồi tháng 12 năm ngoái cho biết quân đội Ukraine muốn huy động thêm nửa triệu quân để chiến đấu với Nga.

Cuộc xung đột tiếp diễn không chỉ liên quan đến vấn đề nhân lực mà còn về vũ khí. Nga đang tăng cường sản xuất và mua máy bay không người lái (UAV), đạn pháo và tên lửa từ các đối tác. Trong khi đó, Ukraine lại phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính từ Mỹ và châu Âu.

Việc Liên minh châu Âu (EU) gần đây phê duyệt gói viện trợ trị giá 54 tỷ USD sẽ cho phép Ukraine có thêm hỗ trợ và các thành viên NATO châu Âu sẽ cung cấp thêm một số vũ khí cho Kiev. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là bên cung cấp viện trợ lớn nhất cho Ukraine. Mặc dù vậy, nếu Quốc hội Mỹ không thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine, khả năng Kiev đẩy lùi Moscow trên chiến trường vào năm 2024 sẽ ảm đạm hơn nhiều.

Giới quan sát đánh giá rằng, có rất ít triển vọng diễn ra đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine để chấm dứt xung đột vào năm 2024, cũng như không bên nào có thể đạt được chiến thắng quyết định.

Nga tuyên bố sẵn sàng đàm phán, nhưng với điều kiện Ukraine phải thừa nhận “thực tế mới về lãnh thổ”, gồm Zaporizhia, Kherson, Lugansk, Donetsk sáp nhập vào Nga hồi tháng 10/2022 và bán đảo Crimea. Trong khi đó, giới chức Ukraine tuyên bố hòa đàm chỉ diễn ra khi Nga rút hết quân khỏi lãnh thổ Ukraine, bao gồm Crimea.

Mới đây, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẵn sàng chấm dứt xung đột ở Ukraine một cách hòa bình nhưng không có dấu hiệu cho thấy Kiev mong muốn điều này.

“Mọi người từ Donbass đã quay sang Nga như một bên đảm bảo. Chúng tôi dịch chuyển từ các công cụ hòa bình sang các công cụ quân sự nhưng sau đó chúng tôi đã tìm cách chấm dứt xung đột một cách hòa bình và nhất trí với các nội dung ở Istanbul”, Tổng thống Putin cho hay.

Năm 2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ký sắc lệnh không đàm phán với chính quyền Tổng thống Putin. Nga nhiều lần cáo buộc sắc lệnh này đã cản trở hòa đàm giữa Nga và Ukraine, đồng thời cho rằng những điều kiện mà Kiev đưa ra không thực tế.

Nga hay Ukraine sẽ giành lợi thế?

Nga và Ukraine đang bước vào năm thứ ba của cuộc xung đột với quy mô trên bộ, trên biển và trên không. Nhiều chuyên gia quân sự bày tỏ quan điểm rằng, Nga có thể sẽ chiếm ưu thế trên chiến trường trong năm nay. Hiện tại, viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đã giảm dần. Ngoài ra, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 cũng có khả năng tác động đến khả năng viện trợ của Washington dành cho Kiev.

Theo ước tính của Bộ Quốc phòng Estonia, các nước phương Tây chỉ cần đầu tư 0,25% GDP vào hỗ trợ quân sự cho Ukraine để giúp nước này tiếp tục chiến đấu vào năm 2024 và chuẩn bị cho một cuộc phản công mới vào năm 2025. Khoản hỗ trợ này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi chiến lược của Nga không chỉ đối với Ukraine mà cả cấu trúc an ninh châu Âu nói chung. Sự hỗ trợ lâu dài của phương Tây dành cho Ukraine có thể khiến Nga tính toán lại rằng họ sẽ không đạt được mục tiêu ở Ukraine bằng cách tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt.

Tuy nhiên, khi xung đột vẫn tiếp diễn và chưa có hồi kết, đã xuất hiện tâm lý mệt mỏi ở phương Tây.

“Liều thuốc tốt nhất chống lại sự mệt mỏi do hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột là những lợi ích và chiến thắng đáng kể của Kiev. Điều này sẽ đòi hỏi viện trợ quân sự nhiều hơn từ phương Tây”, Christoph Schwarz, nhà nghiên cứu tại viện Chính sách An ninh và Châu Âu (AIES) của Áo, cho hay.

Các nhà phân tích quân sự đánh giá, trong năm 2024, Ukraine có thể giành chiến thắng trong cuộc xung đột nếu phương Tây tăng cường hỗ trợ cho Kiev. Trong khi đó, Nga cũng có khả năng giành chiến thắng nếu phương Tây không thể huy động các nguồn lực cần thiết dành cho Ukraine.

Trong diễn biến đáng chú ý nhất trên chiến trường, Bộ Quốc phòng Nga thông báo kiểm soát thành phố Avdiivka ở khu vực Donetsk. Avdiivka được coi là thành phố chiến lược, cửa ngõ vào Donetsk ở miền Đông Ukraine. Đây là nơi diễn ra giao tranh ác liệt giữa Nga và Ukraine trong nhiều tháng qua.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi việc quân đội giành được quyền kiểm soát thành phố Avdiivka là một “chiến thắng quan trọng” đối với Moscow. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, quân đội nước này đang thực thi các biện pháp để ngăn chặn các cuộc tấn công của Ukraine trong khu vực, cũng như tiếp tục các hoạt động tấn công để giải phóng Donetsk.

Avdiivka thất thủ là động thái mới nhất cho thấy lực lượng Nga đã giành thế chủ động trên chiến trường, sau khi chiến dịch phản công của Ukraine không đạt được phần lớn mục tiêu.

Tuy nhiên, Nga cũng cho rằng không loại trừ khả năng Ukraine tiếp tục phản công sau khi thất thủ ở Avdiivka.

“Lực lượng vũ trang Ukraine vẫn duy trì khả năng chiến đấu để tiến hành các hoạt động quân sự. Trong tương lai, với điều kiện có sự hỗ trợ quân sự quy mô lớn từ phương Tây, không thể loại trừ nỗ lực phản công khác”, Cục trưởng Tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga Sergei Rudskoy cho biết.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15497
  1. Nga cảnh báo sẽ cương quyết làm điều này nếu phương Tây trực tiếp tham chiến ở Ukraine
  2. Thừa thắng xông lên, quân Nga tiếp tục tiến về phía tây Avdiivka
  3. NATO chốt lại kịch bản gửi quân tới Ukraine
  4. Kịch bản phương Tây đưa quân vào tham chiến tại Ukraine
  5. Trung Quốc kịch liệt phản đối lệnh trừng phạt mới nhất đối với Nga
  6. Bao nhiêu lính Ukraine tử trận trong xung đột vũ trang với Nga 2 năm qua?
  7. Ukraine để ngõ khả năng mời Nga tham dự hội nghị hòa bình trong tương lai
  8. Ukraine công bố số binh sỹ thiệt mạng kể từ đầu xung đột với Nga
  9. Chiến sự Nga - Ukraine tròn 2 năm: Nỗi lo cạn nguồn viện trợ và bị bỏ rơi của Kiev
  10. Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố nóng về cuộc xung đột
  11. Ukraine rút vội khỏi Avdiivka, quân Nga thu nhiều vũ khí Mỹ
  12. Nga mở rộng tấn công, con số thiệt hại của Ukraine gây bất ngờ
  13. Ukraine chưa kịp ăn mừng, đã dính đòn “hồi mã thương” của Nga
  14. Ukraine cạn kiệt vũ khí, Nga từng bước tạo lợi thế trên chiến trường
  15. Tổng thống Putin: Ukraine là vấn đề sống còn của Nga, Moscow sẵn sàng đối thoại hòa bình
  16. Nga dùng 40 quả bom “chào” Lữ đoàn Azov tiếp viện cho Avdiivka
  17. Ukraine giải thích lý do rút khỏi thành trì Avdiivka
  18. Nga-Ukraine không còn là vấn đề đầu bảng tại Hội nghị An ninh Munich
  19. Ukraine thông báo rút quân ở Avdiivka
  20. Nga cảnh báo hành động pháp lý đáp trả việc tịch thu tài sản của EU
  21. Điện Kremlin lên tiếng về tin đồn “Tổng thống Nga Putin đề nghị đóng băng xung đột Ukraine”
Video và Bài nổi bật