Hỗ trợ gạo cho đồng bào bảo vệ phát triển rừng và học sinh các cấp 16 huyện miền núi

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định hỗ trợ gạo dự trữ quốc gia cho công tác bảo vệ, phát triển rừng cho đồng bào huyện vùng cao Mường Lát đợt 4 năm 2021.
Hỗ trợ gạo cho đồng bào bảo vệ phát triển rừng và học sinh các cấp 16 huyện miền núi
Cấp phát gạo cho các đối tượng được thụ hưởng ở Thanh Hóa. Ảnh: P.V

Theo đó, phạm vi, đối tượng và nguyên tắc hỗ trợ được thực hiện theo Quyết định số 5402/QĐ-UBND ngày 21/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Tổng số hộ được hỗ trợ là 2.596 hộ, tổng số khẩu là 13.409 khẩu, diện tích nhận khoán, bảo vệ rừng tự nhiên được hỗ trợ là 20.025 ha. Tổng số gạo được hỗ trợ đợt 4 năm 2021 từ tháng 7 đến tháng 8 là 402.270kg. Chất lượng gạo theo tiêu chuẩn quốc gia, nguồn gạo hỗ trợ theo Quyết định số 572/QĐ-TCDD ngày 21/9/2021 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Dự trữ Nhà nước.

Thời gian hoàn thành xuất kho, giao nhận gạo đến hết ngày 10/10/2021. Theo đó, Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Thanh Hóa có trách nhiệm vận chuyển, giao số gạo cho đơn vị được hỗ trợ theo quy định tại Thông tư số 51/2020/TT-BTC ngày 2/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quy trình xuất cấp, giao nhận gạo, phân phối, sử dụng hàng dữ trữ quốc gia xuất để cứu trợ, cứu trợ, quản lý kinh phí, đảm bảo công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, viện trợ và theo đúng văn bản hướng dẫn của Tổng cục Dự trữ Nhà nước và các quy định hiện hành. Gạo phải được đóng bao theo quy chuẩn dự trữ quốc gia, giao tại trung tâm xã hoặc cụm xã nơi có các đối tượng được hưởng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang yêu cầu huyện vùng cao Mường Lát lập kế hoạch tiếp nhận, phân bổ cụ thể và phối hợp với Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Thanh Hóa tiến hành giao, nhận, cấp pháp kịp thời đúng đối tượng được thụ hưởng, đảm đảm đúng định mức, không trùng lắp với các chính sách khác và đúng quy định của Pháp Luật.

Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định dự toán kinh phí và vận chuyển giao gạo từ trung tâm huyện đến trung tâm xã hoặc cụm xã trong quá trình nhận hàng của Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Thanh Hóa lập, trình Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, quyết định.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện vùng cao Mường Lát tổ chức kiểm tra việc hỗ trợ gạo dự trữ quốc gia cho công tác bảo vệ, phát triển rừng đối đồng bào huyện vùng cao Mường Lát đúng đối tượng, đúng quy định, thường xuyên theo dõi, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Trước đó, thực hiện Nghị định 116/2016/NĐ-CP, năm học 2020 - 2021, tỉnh Thanh Hóa có 21.515 học sinh của 240 trường thuộc 16 huyện miền núi, vùng cao được hưởng chính sách hỗ trợ gạo theo quy định. Trong đó học sinh tiểu học là 7.223 học sinh của 109 trường tiểu học; học sinh THCS là 7.301 học sinh của 92 trường tiểu học & THCS và THCS. Học sinh THPT là 6.991 học sinh của 40 trường THCS & THPT và THPT, với số lượng là 2.920.885 kg gạo.

Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã được tỉnh Thanh Hóa triển khai kịp thời, có hiệu quả, tạo điều kiện cho con em các gia đình ở vùng đặc biệt khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được đến trường. Từ đó, góp phần giúp các trường làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp, hạn chế đến mức thấp nhất số học sinh bỏ học, tạo chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Được biết, học sinh thuộc diện thụ hưởng chính sách này mỗi tháng được hỗ trợ 15kg gạo, hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở, hỗ trợ tiền nhà ở mỗi tháng bằng 10% mức lương cơ sở, thời gian được hưởng không quá 9 tháng/năm. Ðối với các trường phổ thông dân tộc bán trú, được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú với mức hỗ trợ 100 nghìn đồng/học sinh/năm học. Ðồng thời, được lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 50 nghìn đồng/học sinh/năm…

Đối với nhiệm vụ hỗ trợ gạo, UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định cấp hỗ trợ gạo cho học sinh. Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Thanh Hóa tổ chức vận chuyển đến điểm trường chính của các trường học có học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ gạo và giao gạo trên phương tiện của đơn vị.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật