“Người rừng” Hồ Văn Lang: ngày ấy và bây giờ

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bảy năm trước, ’người rừng’ Hồ Văn Lang rời đại ngàn, ngơ ngác như đứa trẻ, thấy gì cũng lạ cũng sợ. Nhưng giờ ở tuổi 51, anh đã có cuộc sống mới, biết nuôi trâu, trồng chuối bán và chẳng muốn trở lại rừng già.
“Người rừng” Hồ Văn Lang: ngày ấy và bây giờ
Túp lều giống tổ chim của hai cha con anh Hồ Văn Lang.

Xem Video: Cuộc sống "người rừng" Hồ Văn Lang sau 7 năm về bản làng bây giờ ra sao? 

Trước đó, năm 2013 người dân phát hiện hai cha con “người rừng” sống trên một túp lều trên ngọn cây, chỉ mặc khố được làm bằng dây rừng nên đã báo với chính quyền địa phương xã Trà Phong (H.Tây Trà, Quảng Ngãi) để tổ chức tìm kiếm và đưa họ về hòa nhập với cộng đồng.

Liên quan đến sự việc trên, vào năm 1972, do hoảng sợ sau một trận mưa bom dội xuống, ông Hồ Văn Thanh (SN 1932, trú xã Trà Phong, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) đã dẫn theo con trai lớn là Hồ Văn Lang (SN 1969) chưa tròn 3 tuổi bỏ vào rừng sâu trú ẩn. Kể từ đó hai cha con sống với rừng núi, tách biệt hoàn toàn với cộng đồng.

40 năm sống trong rừng già, cha con ông Hồ Văn Thanh đã dựng một túp lều ở trên một thân cây cao, hàng ngày hái trái cây rừng, tự trồng mì, bắp để ăn.

Lúc mới về làng, anh Hồ Văn Lang còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng sau 7 năm hòa nhập, anh đã có thể quen thuộc với mọi thứ. Hàng ngày, anh Lang lên rẫy trồng lúa, trồng chuối, thu hoạch sản vật từ rừng, biết làm ăn kiếm tiền sinh sống, biết tự chăm sóc cho bản thân, tự nấu ăn cho mình mỗi ngày.

Khi được đưa từ rừng sâu về làng, mọi thứ đều rất lạ lẫm đối với cha con “người rừng”.

      

Hiện tại anh đang sống cùng với gia đình em trai là Hồ Văn Tri trong căn nhà được các nhà hảo tâm xây tặng. Nhà anh cách rẫy khoảng 4 km, tờ mờ sáng mỗi ngày anh Lang lại lên rẫy làm việc, đến gần trưa thì gùi chuối, măng… về làng bán cho thương lái.

Hàng ngày anh Lang lên rẫy trồng lúa, trồng chuối, đến gần trưa thì gùi sản vật thu hoạch từ rừng về bán cho thương lái.

Những nải chuối do chính tay anh Lang trồng.

Ở tuổi 51, người đàn ông mở ra một chương mới cho đời mình, anh đã biết biểu đạt cảm xúc, những tiếng Kinh rời rạc nhưng đủ để anh Hồ Văn Tri kỳ vọng anh trai sẽ sớm nói chuyện được với mọi người mà chẳng cần anh phiên dịch như bây giờ.

Nhiều câu chuyện buồn cười xung quanh cuộc sống hiện tại của anh Lang, như chuyện anh chưa thể phân biệt được các mệnh giá của tiền. Có lần anh Tri đưa tiền nhờ anh Lang đi mua muối, anh đưa tiền và chủ cửa hàng tạp hóa bán hẳn 10 gói, anh mang về nhà và mất bốn tháng mới ăn hết chỗ muối ấy.

"Người rừng" đã nói được một vài từ tiếng Kinh dù còn rời rạc.

      

Anh đã biết tự vào bếp nấu cơm.

Là người đặc biệt trong buôn làng nên anh Lang cũng trở thành đề tài trêu chọc của trẻ em, hễ cứ thấy khách đến thăm, lũ trẻ lại chọc ghẹo anh Lang: "Hồ Lang - hàng lô" như để trêu đùa việc anh đã bước sang tuôi 51 mà chưa có "cô nào nhòm ngó".

Trước những lời trêu đùa của đám trẻ, anh Lang hiểu được, nhoẻn miệng cười. Anh nói một tràng tiếng Cor, đại ý là anh vẫn còn "gin" chứ chưa có "lô".

Trước đó, từng có lúc anh Lang cũng muốn có người "nâng khăn sửa túi" nhưng vẫn chưa có cô gái nào chấp nhận mở lòng đón anh. Chính vì vậy, đến hiện tại anh Lang vẫn một thân một mình, muốn sống cuộc đời độc thân cùng gia đình em trai, coi bọn trẻ trong làng như con cháu. Anh mở lòng trước những lời bông đùa của bọn trẻ, không còn cục súc, khó chịu như trước đây nữa.

Anh Tri bảo rằng anh Lang rất thích nấu ăn. Trước đây, mỗi lần anh Lang vào bếp là hôm đó món nào cũng đầy nước lúc mặn, lúc nhạt. Dần dà, anh Lang hiểu được nấu ăn không phải nấu chín và nhìn em dâu nấu rồi bắt chước theo.

Bữa cơm ấm cúng giữa anh Lang và anh Tri trong căn bếp nhỏ. Điều đặc biệt, những món ăn trong bữa cơm đều do chính tay anh Lang nấu. "Gần hai năm nay, anh Lang nấu ăn ngon nhất nhà, vượt mặt vợ tôi luôn" - anh Tri cười nói.

Anh Tri cho biết, sau 4 năm rời rừng sâu, năm 2017 cha anh đã qua đời. Thời điểm đó, anh Lang trầm lặng hơn. Dù đang vui nhưng khi có ai nhắc đến cha là nụ cười anh lại vụt tắt.

      

Anh Hồ Văn Tri - em trai của anh Hồ Văn Lang.

“Hơn 40 năm cùng cha gắn bó với rừng sâu nên anh Lang thương cha nhất. Lúc cha mất, anh Lang buồn rầu suốt cả tháng trời. Anh ấy là một người sống rất tình cảm”, anh Tri bộc bạch.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật