Nga: Đức phải thể hiện uy thế thủ lĩnh EU với Mỹ

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nga giải thích nguyên nhân tranh đấu giữa Đức và Mỹ về dự án “Dòng chảy phương Bắc – 2” và Berlin cần làm gì để bảo vệ nó.
Nga: Đức phải thể hiện uy thế thủ lĩnh EU với Mỹ
Theo Nga, Đức phải thể hiện sự cứng rắn trước Mỹ

Nga: Đức cần thể hiện bản lĩnh trước Mỹ

Thượng nghị sĩ Nga Alexey Pushkov nói trong một cuộc phỏng vấn với báo Rossiyskaya Gazeta rằng, các công ty Đức đã đầu tư hàng tỷ dollars vào đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Bắc - 2” (Nord Stream 2) nên họ không dễ từ bỏ. Ngoài ra, Đức hiểu rằng nếu bây giờ từ bỏ dự án này thì sau này sẽ không thể lấy lại được.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, đối với Đức hiện nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết lúc này là Berlin phải thể hiện bản lĩnh của mình, bởi vì Đức đang chủ trương giành vai trò lãnh đạo không chính thức ở châu Âu.

Theo ông, người Đức hiểu rất rõ rằng nếu bây giờ họ từ bỏ dự án này, thì họ sẽ không bao giờ có thể lấy lại được nó và đồng thời cũng từ bỏ luôn ước vọng trở thành đầu tàu dẫn dắt châu Âu.

Ông nói thêm rằng, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Joe Biden ủng hộ việc cải thiện quan hệ với Đức. Vị Thượng nghị sĩ Nga tin rằng, trong trường hợp ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, Berlin có cơ hội bảo toàn được Nord Stream 2.

Ông cũng làm rõ ba lý do khiến Đức không có ý định đầu hàng trong cuộc tranh đấu này.

Thứ nhất, ông Pushkov cho biết, các doanh nhân Đức đã đầu tư hàng tỷ USD vào dự án này. Thứ hai, nhờ việc xây dựng đường ống, Đức sẽ có thể trở thành một trong những trung tâm phân phối khí đốt quan trọng nhất ở châu Âu. Thứ ba là Berlin đã quá mệt mỏi với “phong cách ngang ngược, càn rỡ” của Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông này.

Việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Đức nằm dưới đáy biển Baltic lẽ ra phải hoàn thành vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dự án “Dòng chảy phương Bắc - 2” và gửi thông điệp cảnh cáo tới công ty Allseas của Thụy Sĩ, mới cung cấp tàu đặt ống để thi công dự án.

Công ty này từ chối hợp tác với Nga để tránh bị trừng phạt. Đây là một trong những lý do khiến việc hoàn thành dự án bị hoãn lại đến giai đoạn năm 2020-2021.

Các báo Đức viết rằng, châu Âu đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến việc xây dựng Nord Stream 2. Theo các nhà báo, Đức kêu gọi đưa ra các biện pháp trừng phạt đáp trả chống lại Hoa Kỳ, nhưng chính quyền Berlin không đủ kiên quyết để thực hiện những hành động như vậy, trong khi đó,  quốc hội Đức lại yêu cầu các hành động kiên quyết hơn.

Quốc hội Đức yêu cầu chính quyền Merkel cứng rắn với Mỹ

Nghị sĩ Quốc hội Đức (Bundestag) Juergen Trittin thuộc Liên minh 90/Đảng Xanh, đồng thời cũng là cựu Bộ trưởng Môi trường Đức đã gọi những lời đe dọa của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với chính quyền cảng ở thành phố Sassnitz của Đức về “Dòng chảy Phương Bắc-2” là “lời tuyên chiến kinh tế”.

Ông nói với hãng tin DPA rằng, sự can thiệp vào chủ quyền của Đức và Liên minh châu Âu đã đạt đến mức độ quyết liệt chưa từng có. Vị nghị sĩ Đức  nhấn mạnh rằng, những hành động ngạo ngược này là không thể bỏ qua, không thể không bị đáp trả.

Theo ông, các công ty tham gia vào dự án cần được bảo vệ khỏi các biện pháp của Washington “theo phong cách miền Tây hoang dã”.

Nghị sĩ kêu gọi Đức và EU đưa ra phản ứng dứt khoát đối với các bước đi từ phía Mỹ. Ông cũng lấy ví dụ như Liên minh châu Âu có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dầu khí đá phiến hóa lỏng (LNG) của Mỹ hiện đang định đánh chiếm thị phần châu Âu.

Người đứng đầu Ủy ban Kinh tế và Năng lượng của Bundestag là ông Klaus Ernst cũng đã giận dữ nói với các phóng viên rằng, những lời đe dọa của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chống lại nhà điều hành cảng Sassnitz vì dự án Nord Stream 2, là “đỉnh cao của sự xấc xược”.

Ông Ernst nhấn mạnh, hành động của ba thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cho thấy sự phản đối của chính phủ liên bang [Đức] đối với hành động của Washington không có tác dụng gì. Rõ ràng là các thượng nghị sĩ Mỹ nói trên được khuyến khích để gia tăng sức ép lên Berlin.

Theo ông, “điểm không thể quay lại” rõ ràng đã bị vượt qua”, thực tế là việc một bang hoặc địa phương của đất nước hiện bị đe dọa trực tiếp từ các lệnh trừng phạt của Mỹ, là sự không thể chịu đựng được.

“Tôi kêu gọi chính phủ liên bang hãy gọi đại sứ Mỹ tới. Ngoài ra, cuối cùng cần phải đưa ra các biện pháp đối phó hiệu quả và nếu cần, thì áp dụng, chẳng hạn như các hình phạt đối với khí đốt hóa lỏng LNG của Mỹ” – vị quan chức Đức tuyên bố.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật