Cô dâu đi bằng 4 chi suốt 12 năm chăm lo cho chồng và 2 con: “Hệ quả” của việc bỏ ngoài tai bao lời dị nghị

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù mang hình hài một c‌ơ th‌ể khiếm khuyết, phải di chuyển bằng 4 chi hết sức khó khăn nhưng người Phụ nữ tật nguyền vẫn may mắn khi được chồng yêu thương. Cuộc sống của cô hằng ngày trôi qua một cách êm đềm và hạnh phúc viên mãn.
Cô dâu đi bằng 4 chi suốt 12 năm chăm lo cho chồng và 2 con: “Hệ quả” của việc bỏ ngoài tai bao lời dị nghị
Dong Mingying

Xem Video: Nghị lực vươn lên của người phụ nữ khuyết tật

Dong Mingying (35 tuổi, sinh ra tại làng Dahedong, thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) là con thứ 2 trong gia đình 3 con.

Tuy có gương mặt khá xinh đẹp nhưng chị Mingying lại mắc căn bệnh bẩm sinh về xương khiến chân bị teo lại và khó có thể gập lại được.

Hàng ngày, nếu muốn di chuyển, Mingying sẽ phải dùng cả tứ chi và bò trên mặt đất như đứa trẻ tập đi.

Mặc dù bị khuyết đi đôi chân và mắc nhiều căn bệnh nhưng Mingying là một cô gái rất mạnh mẽ, cứng rắn, không chịu khuất phục trước số phận éo le.

Mingying luôn lạc quan, sống hết mình và tận hưởng cuộc sống dù không trọn vẹn.

Những tưởng với khiếm khuyết c‌ơ th‌ể này Mingying sẽ chẳng thể có được hạnh phúc như bao con người bình thường khác nhưng khoảng 12 năm trước, Mingying đã gặp được Feng Zhiyu – 57 tuổi, sống tại làng Xidi, thành phố Thạch Gia Trang. Sau một thời gian quen biết và tìm hiểu đối phương, cả hai đã dành tình cảm cho nhau, cuối cùng quyết định tiến tới hôn nhân mặc cho gia đình và xóm làng khuyên ngăn.

Bỏ ngoài tai mọi lời dị nghị bên ngoài, Mingying và anh Zhiyu vẫn quyết tâm ở canh nhau cho tới bây giờ. Họ chứng minh cho mọi người thấy rằng mọi người đã thực sự sai lầm khi từng cố gắng chia cắt đôi lứa.

Hiện gia đình nhỏ của Mingying có 2 cô con gái, đứa lớn 12 tuổi và đứa nhỏ 8 tuổi. Cuộc sống của 2 vợ chồng dù không mấy khá giả nhưng vẫn luôn hạnh phúc, đầm ấm vì luôn tràn ngập tiếng cười của 2 con.

Dù vợ bị tật nguyền nhưng ông Zhiyu vẫn rất cảm thông, yêu thương và chăm sóc vợ con hết lòng. Ông Zhiyu được mọi người đánh giá là một người đàn ông chăm chỉ, tốt bụng, luôn giúp đỡ hàng xóm láng giềng mỗi khi họ gặp khó khăn.

Chia sẻ về cuôc sống hôn nhân, Mingying cho biết cô ở nhà lo toàn bộ công việc nội trợ và chăm sóc con cái. Dù c‌ơ th‌ể không lành lặn nhưng Mingying vẫn có thể tự làm được mọi thứ như một người bình thường, từ nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp.

Trong mắt chồng, Mingying là người vợ đảm đang, chu đáo, biết lo toan cho gia đình. Trong mắt các con, cô là một người mẹ xinh đẹp, và giàu tình yêu thương.

Từ khi lấy chồng, cô Mingying và gia đình nhỏ vẫn thường xuyên về thăm nhà mẹ ruột, giúp đỡ bà dọn dẹp nhà cửa và phụ việc nấu nướng.

Bà Chen Zaihua (60 tuổi, mẹ ruột của Mingying) tâm sự: “Con gái tôi vô cùng hiếu thảo, dù không thể đi lại như người bình thường nhưng từ nhỏ nó đã rất khéo léo. Nó có thể tự nấu ăn, giặt giũ, may vá, sau khi lấy chồng, nó vẫn thường xuyên về thăm người mẹ già này”.

Mingying ngày một nổi tiếng hơn khi cô bắt đầu sử dụng mạng Douyin để chia sẻ về cuộc sống thường ngày. Sau hơn 2 tháng kể từ khi hòa mạng, tài khoản củaMingying đã đạt mốc hơn 130.000 lượt theo dõi. Cư dân mạng Trung Quốc và thế giới cũng vô cùng ngưỡng mộ trước người Phụ nữ lạc quan, luôn tin yêu vào cuộc sống này.

Vươn lên từ đôi bàn tay trắng với người bình thường vốn đã là điều không đơn giản, nhưng đôi với một người Phụ nữ khuyết tật thì điều đó lại càng khó khăn hơn. Mặc dù khiếm khuyết một phần c‌ơ th‌ể, bại liệt hai chân nhưng chị Nguyễn |Thị Phương Thanh (sinh năm 1978, ngụ ấp Sơn Hòa, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn) vẫn kiên cường vượt lên số phận. Chị mở một cơ sở may gia công và tạo công ăn việc làm cho 30 lao động tại địa phương. Tấm gương vượt lên chính mình của chị đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều chị em Phụ nữ trong huyện.

Bản thân chị bị khuyết tật từ nhỏ vì một lần bị sốt lúc 2 tuổi mà đôi chân đã không còn giúp c‌ơ th‌ể chị đứng vững. Mặc cảm với số phận, chị không thể hoàn thành bậc học phổ thông.Với đôi chân không lành lặn, chị Thanh nhiều lần rơi nước mắt khi nhìn thấy các bạn cùng trang lứa chạy nhảy trên đôi chân của mình. Gia đình lúc nào cũng yêu thương và dành những điều tốt đẹp nhất cho chị, nhưng cũng chính vì vậy mà chị càng ray rứt hơn và cứ nghĩ phải làm một việc gì đó, không thể để người khác thương hại mình. Chị quyết tâm tìm cho mình một cái nghề để tự nuôi sống bản thân sau này. Chị đã biến mặc cảm thành nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống làm giàu bằng chính những suy nghĩ lạc quan của mình: chị chọn cho mình nghề may quần áo.

Thời gian đầu, đã có lúc chị nản chí vì không thực hiện được thao tác may. Với bản tính cần cù, siêng năng và tinh thần lạc quan người ta tập luyện 1, chị tập luyện 10.Với suy nghĩ đó, chị quyết tâm tập luyện ngày đêm, trong đầu luôn có suy nghĩ cố gắng và cố gắng, bằng mọi cách làm được, không bỏ cuộc. Những sản phẩm đầu tiên, may một cái quần, cái áo cho khách, khen đẹp chị rất vui. Vậy là chị đã trở thành thợ may.

Sau một thời gian sống cùng người em, vài năm thành thạo với nghề, chị nhận thấy nơi vùng quê của mình có rất nhiều Phụ nữ không có việc làm, cần có thêm thu nhập ngoài giờ chăm sóc chồng con. Và chị nghĩ rằng công việc như vậy vẫn làm được ở quê nhà nên chị trở về nhà với mẹ và xin đem hàng về quê tiếp tục may gia công cho cơ sở của người em và đã được sự đồng tình ủng hộ của chủ cơ sở đầu mối.

Đến nay, gần 15 năm hoạt động, cơ sở may gia công của chị đã có gần 30 lao động, đỉnh điểm có đến 40 lao động trong đó, có khoảng 20-25 lao động may thường xuyên, còn lại may gia công theo thời vụ,, thu nhập ổn định từ 2,5- 3 triệu đồng/người/tháng. Mặt hàng ngày càng phong phú và đa dạng: bόp viết, bόp da các loại, ví cầm tay, móc khóa, túi xách...nhiều mẫu mã và nhiều màu sắc.

Tuy là người khuyết tật, nhưng với ý chí tự lực, không chấp nhận lùi bước trước khó khăn, tự động viên mình phải sống vui vẻ và lạc quan, giúp ích cho người, có ích cho đời, chị Thanh không những tự nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình, còn giúp nhiều chị em nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần cùng chính quyền địa phương giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật