Thi nhau đặt chậu nước ở phòng điều hòa để ‘cấp ẩm’: Mẹ cẩn thận lại vô tình khiến con ho sốt, cảm lạnh

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mình với chồng mấy hôm nay đang ‘chiến tranh lạnh’. Thật ra vấn đề thì nó cũng không to tát lắm, chỉ là xoay quanh chuyện có nên đặt chậu nước trong phòng điều hòa không. Vợ chồng mình mới sinh con đầu lòng nên mấy cái này đều phải học cả.
Thi nhau đặt chậu nước ở phòng điều hòa để ‘cấp ẩm’: Mẹ cẩn thận lại vô tình khiến con ho sốt, cảm lạnh
Ảnh minh họa

Đợt này hè nắng nóng, nhà mình có lắp điều hòa. Tuy nhiên, ngồi điều hòa thì lại khô da, khô tóc, cả mình và con đều rất khó chịu.

Sau đó chồng có gọi điện về nhà than thở với bà nội thì bà bảo là cho chậu nước vào trong phòng ấy, chị dâu ở nhà cũng làm thế.

Thế rồi chồng mình cũng nghe lời đặt chậu nước trong phòng. Ban đầu thì mình cũng không thấy gì nhưng được mấy hôm thì thấy con bỗng nhiên cứ hay bị ho. Mình cứ tưởng là do để nhiệt độ thấp nhưng kể cả khi mình để tới 27 độ thì con vẫn cứ ho. Mình tắt điều hòa đi, không dùng mà chỉ mở quạt phe phẩy, con vẫn bị.

Sau đó, mình có vô tình nói chuyện với đứa bạn là bác sĩ. Nó bảo mình lúc nào rồi còn tin mấy cái đấy, về bỏ ngay chậu nước đi. Để chậu nước trong phòng dù có điều hòa hay không thì cũng đều hại sức khỏe bé lắm đấy các mẹ. Thậm chí, nếu để trong phòng điều hòa thì nó còn hại hơn. Nhất là trong thời điểm dịch n.CoV đang hoành hành như hiện tại. Thế nên là, mẹ nào mà còn có thói quen này thì em nghĩ bỏ ngay đi ạ.

Truyền thuyết ’đặt chậu nước trong phòng điều hòa’ thực chất là gì?

Theo các chuyên gia điện máy, khi điều hòa trong chế độ hoạt động, không khí phòng được làm lạnh và độ ẩm bao giờ cũng được duy trì ở mức khoảng 60% (điều hòa thế hệ mới còn có cả chức năng khử không khí).

Vì vậy, nếu các mẹ ’cẩn thận’ dùng thêm một chậu nước hoặc máy phun sương sẽ gây hại cho điều hòa cũng như các mối nguy hiểm cho sức khỏe! Cụ thể có thể là:

+ Gây bệnh

Điều hòa thường được dùng trong phòng kín, do đó, không khí trong và bên ngoài không lưu thông. Đã thế, nước từ trong chậu nước còn bốc hơi lên khiến độ ẩm tăng lên, khiến không khí bị ẩm thấp tạo điều kiện cho các loại virus lây lan từ người này sang người kia. Lúc này, chỉ cần một người bệnh thôi là có thể tạo điều kiện lan tỏa đến những người khác, nhất là đối tượng trẻ em sức đề kháng yếu.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

+ Nguy cơ viêm phổi, cảm lạnh

Điều phải nhớ là khi độ ẩm trong phòng tăng cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc nảy nở. Nếu trong gia đình có người già, trẻ nhỏ thì rất dễ bị viêm phổi, viêm họng. Tất nhiên, cả những người trưởng thành cũng dễ bị cảm lạnh, cảm cúm, sốt nếu không được phòng tránh đúng.

Vậy làm sao để giảm bớt tác hại khi nằm điều hòa?

+ Có thể dùng thêm quạt để làm mát nhẹ nhàng, thoáng khí chứ đừng hạ quá thấp nhiệt độ điều hòa (dưới 25 độ)

+ Trẻ nhỏ nằm ở phòng điều hòa luôn cần có chăn mỏng, che các phần nhạ‌y cả‌m như cổ, bụng để giữ nhiệt cho c‌ơ th‌ể

+ Uống nước, sử dụng các loại kem dưỡng để da đỡ bị khô

+ Trước khi ra khỏi phòng điều hòa 10 phút nên tắt điều hòa để nhiệt độ thay đổi dần dần, c‌ơ th‌ể có thời gian thích nghi khi bước ra ngoài không bị sốc nhiệt

+ Để nhiệt độ dao động trong khoảng 26 - 28 độ. Các bác sĩ cho rằng, đó là mức nhiệt vừa đủ để không khí không bị khô quá mà còn bảo vệ sức khỏe nữa.

+ Để không khí trong phòng bớt khô thì mọi người nên để điều hòa ở chế độ thổi mát (fan).

+ Không bật điều hòa quá nhiều, nhất là 24/24 mà thỉnh thoảng nên tắt đi, mở cửa cho phòng thông gió, giảm bớt vi khuẩn, bụi bẩn trong phòng để giữ gìn sức khỏe.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật