Chủ tịch Hà Nội: ‘Nguy cơ kép ở bệnh viện Bạch Mai’

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Nguyễn Đức Chung bày tỏ quan ngại trước các ca mắc Covid-19 cũng như nguy cơ “kép“ từ bệnh viện Bạch Mai. Nơi đây hiện cách ly hơn 200 nhân viên y tế và bệnh nhân.
Chủ tịch Hà Nội: ‘Nguy cơ kép ở bệnh viện Bạch Mai’
Ảnh minh họa

Xem Video: Thông báo khẩn của bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội

//

Chia sẻ với Báo sáng 25/3, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung lo ngại trước diễn biến dịch Covid-19 đang ngày càng trở nên phức tạp, kể cả trên địa bàn thành phố.

Đặc biệt, ông lo ngại nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở trong bệnh viện Bạch Mai khi cơ sở y tế này đã có 3 bác sĩ, điều dưỡng nhiễm bệnh, trong đó có những ca không xác định được nguồn gốc lây nhiễm.

Bởi vậy, người đứng đầu chính quyền thành phố muốn lên tiếng cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại đây.

Ba nguồn lây nhiễm, phát tán dịch gây hậu quả nặng nề

Theo dõi tình hình dịch bệnh ở nhiều nước trên thế giới, ông Chung cho biết chỉ có ba nơi - ba nguồn phát tán, lây nhiễm dịch bệnh gây hậu quả nặng nề.

Một là tụ tập đông người, điển hình như việc tham gia các sự kiện thời trang ở Italy, tham gia vui chơi ở các quán bar, nhà hàng.

Hai là lây nhiễm từ bệnh viện hay các viện dưỡng lão.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm hai nữ điều dưỡng của bệnh viện Bạch Mai - hai nhân viên y tế đầu tiên của cả nước mắc Covid-19. Ảnh: Việt Hùng.

Ba là phát tán từ các sự kiện tôn giáo, điển hình như sự kiện tôn giáo ở Malaysia. Việc hàng trăm người dân chen lấn đi lễ phủ Tây Hồ ngày hôm qua cũng là một nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cực lớn.

Điều đáng lo ngại ở Hà Nội được người đứng đầu chính quyền thành phố nhắc tới là tình hình lây nhiễm ở bệnh viện Bạch Mai. Theo ông, nơi đây có “nguy cơ kép”, bởi nếu như ở viện dưỡng lão chỉ có một nhóm đối tượng khoảng hàng trăm người, thì ở bệnh viện Bạch Mai có rất nhiều khoa với nhiều nhóm bệnh nhân với các loại bệnh khác nhau. Trong đó, một số mang bệnh nặng.

Bên cạnh đó, ngoài bệnh nhân còn có rất đông người nhà và người dân ra vào, tập trung tại bệnh viện.

“Ca bệnh số 116 (bác sĩ) lây ở bệnh viện Bạch Mai. bệnh nhân số 86 và 87 (2 điều dưỡng) lây nhiễm trước đó chưa rõ nguồn gốc, vì vậy, nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Hiện, chỉ có 3 ca nhưng có thể tới đây sẽ có nhiều ca khác. Cánh cửa an toàn đã hẹp lắm rồi”, ông Chung nói và nhận định việc ngăn ngừa đang khó khăn.

Mới đây nhất, tối 24/3, Bộ Y tế công bố thêm 11 ca bệnh Covid-19, trong đó có một bệnh nhân từng đến bệnh viện Bạch Mai. Đây là bệnh nhân thứ 133 - nữ, 66 tuổi, địa chỉ ở Tân Phong, .

Trong tháng 3/2020, người này đến bệnh viện Bạch Mai điều trị bệnh. Ngày 22/3, bà trở về nhà, trên đường về thì bị sốt. Một ngày sau, bà được Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu lấy mẫu làm xét nghiệm, đồng thời gửi mẫu sang viện vệ sinh dịch tễ Trung ương. Kết quả, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Trước đó, ngày 18/3, hai điều dưỡng ở Trung tâm bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai được xác định mắc Covid-19 (bệnh nhân 86 và 87). Đây là 2 nhân viên y tế đầu tiên của cả nước nhiễm loại virus này. Ngay sau đó, toàn bộ 150 cán bộ nhân viên của trung tâm được cách ly, trung tâm tạm đóng cửa.

Đến ngày 22/3, bệnh viện Bạch Mai ra thông báo ngừng tiếp nhận khám theo yêu cầu và tái khám tại các khoa để tránh tập trung đông người.

bệnh viện Bạch Mai cách ly hàng trăm nhân viên y tế, bệnh nhân

Báo cáo tại buổi giao ban của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều 23/3, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Võ Nguyên Phong cho biết sau khi bệnh nhân thứ 86 và 87 có kết luận dương tính, Giám đốc bệnh viện Bạch Mai ban hành quyết định thành lập khu vực cách ly ở khu nhà 9 tầng và khu C4.

Chủ tịch Hà Nội bày tỏ lo ngại về nguy cơ lây nhiễm từ các ca mắc Covid-19 không rõ nguồn gốc trong bệnh viện, bởi bệnh viện là nơi đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân với nhiều loại bệnh khác nhau. Ảnh: Việt Hùng.

Tổng số người đang cách ly tại bệnh viện Bạch Mai là 243. Trong đó, khu nhà 9 tầng đang cách ly 158 trường hợp, còn lại ở khu C4 (trong đó có 32 nhân viên y tế, 24 người bệnh và 28 người nhà bệnh nhân).

Quận Đống Đa cũng đã phối hợp để hỗ trợ giám sát ở cổng theo đề nghị của bệnh viện Bạch Mai.

Hiện, trong bệnh viện không tổ chức khám bệnh ở các khoa mà chỉ tiếp nhận bệnh nhân ở Khoa Khám bệnh ở mặt đường Giải Phóng.

Các dịch vụ xe ôm, ăn uống, tang lễ trong bệnh viện đều đã tạm dừng.

Chủ tịch Hà Nội nhận định những ngày tới đây, Hà Nội sẽ bước vào “trận chiến” khó khăn hơn, mà chiến trường chính là các bệnh viện.

“Chiến thắng virus chính là khâu chữa trị cho những người đã mắc và phòng ngừa F1 ở bệnh viện”, ông Chung nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu làm công tác chuẩn bị. Bởi nếu không, chúng ta sẽ quá tải như Italy, Tây Ban Nha, Pháp… trong khi hệ thống y tế của Việt Nam không thể so sánh.

Có những thay đổi về nguồn bệnh

Trao đổi với báo chí ngày 24/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (Trưởng tiểu ban điều trị phòng, chống dịch Covid-19) cho biết hiện đã có những thay đổi về nguồn bệnh. Việt Nam ghi nhận 3 cán bộ y tế mắc Covid-19, trong đó có 1 ca lây nhiễm chéo trong quá trình trực tiếp điều trị cho người bệnh tại bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương.

“Việc các nhân viên y tế tiếp xúc, theo dõi, điều trị là ở tuyến đầu nên việc bị lây nhiễm là điều đã được dự tính trước”, Thứ trưởng Sơn cho biết.

“Chúng tôi khuyến cáo tất cả các đồng nghiệp khi làm các thao tác thủ thuật gần với đường thở của người bệnh thì rất dễ nhiễm, phải chủ động hơn trong ngăn chặn nhiễm bệnh bằng việc sử dụng đồ bảo hộ. Chúng tôi luôn cung cấp những đồ bảo hộ chất lượng tốt nhất cho cơ sở thu dung, điều trị cho bệnh nhân”, Thứ trưởng nói.

Đồng thời, Thứ trưởng cũng lưu ý, các nhân viên y tế làm việc ở các khoa khám, chữa bệnh cho người mắc Covid-19 phải có chế độ cách ly sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Hà Nội đề xuất Bộ Tư lệnh Hóa học khử khuẩn toàn bộ bệnh viện Bạch Mai

Trong ngày 24/3, UBND TP Hà Nội có văn bản hỏa tốc gửi Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế. Theo đó, Hà Nội đề nghị giao Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố thông báo ngay cho người dân đã đến bệnh viện Bạch Mai trong 14 ngày qua để tự cách ly y tế và theo dõi sức khỏe, thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, cơ quan y tế khỉ có biểu hiện nghi mắc bệnh ho khan, sốt, khó thở...).

Cùng với đó, một mặt tiến hành khử khuẩn toàn bộ bệnh viện thường xuyên, có thể đề nghị Bộ Tư lệnh Hóa học hỗ trợ. Mặt khác, có giải pháp xét nghiệm toàn bộ nhân viên, cán bộ y tế và người bệnh đang điều trị tại bệnh viện.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10572
  1. Còn 20 ca nhiễm COVID-19 ‘lang thang’ ngoài cộng đồng tại Hà Nội
  2. FT: Chiến dịch ứng phó virus của VN hiệu quả dù nguồn lực có hạn
  3. TPHCM: Sau ĐH Quốc gia, sẽ dùng ký túc xá nhiều trường khác làm khu cách ly
  4. Chính thức tạm dừng xuất khẩu gạo từ 24-3 vì COVID-19
  5. Khu cách ly trả phí của TP.HCM đã hết chỗ
  6. 3 bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang phải thở máy, lọc máu tại BV Nhiệt đới T.Ư
  7. TP Cần Thơ: Từ 0 giờ ngày 25-3, tạm dừng các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
  8. 42 người tiếp xúc gần với ca 76 đều âm tính với Covid-19
  9. Ai xứng được tặng hoa, ai cần được tiếp tế vì Covid-19 ?
  10. TP.HCM xác định được 70 người tiếp xúc với nam phi công nhiễm COVID-19
  11. Chuyện người âm thầm xuyên đêm đi tìm từng người tiếp xúc ca bệnh 61
  12. Tổng số ca mắc Covid-19 ở Việt Nam lên 113 ca
  13. Bắc Giang nói về lộ trình của ca bệnh Covid-19 đầu tiên của tỉnh
  14. 29 khách tạm biệt nơi cách ly sang trọng ở Đà Nẵng
  15. Huế ‘kích hoạt’ 5 chốt kiểm soát y tế phòng Covid-19
  16. Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng 95 tuổi may khẩu trang hỗ trợ chống dịch: “Mẹ muốn đóng góp gì đó”
  17. TP.Tây Ninh: Lập khu cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19
  18. Vì sao có một ngôi trường duy nhất ở Hải Phòng vẫn học trong đại dịch COVID-19
  19. Tây Ninh: Họp báo bác bỏ thông tin có người nhiễm Covid-19
  20. Những người thầm lặng đội nắng, phơi sương ở khu cách ly
  21. Nhiều chung cư cao cấp ở TP.HCM được phong tỏa
Video và Bài nổi bật