Bình Định: Bùng phát sốt xuất huyết

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chỉ mới đầu năm 2020 nhưng dịch sốt xuất huyết tại Bình Định đang diễn biến khó lường. Dù địa phương này đã có nhiều biện pháp xử lý các ổ dịch nhỏ nhưng số ca nhiễm bệnh mới vẫn không ngừng tăng.
Bình Định: Bùng phát sốt xuất huyết
Các ban, ngành tổ chức ra quân diệt loăng quoăng để phòng bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: P.V

Khánh Hòa: Tâm điểm miền Trung về sốt xuất huyết

Hơn 700 ca mắc trong gần 2 tháng

Hiện bên cạnh việc phòng chống dịch COVID-19, Sở Y tế Bình Định còn phải “căng mình” để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết bùng phát trong cộng đồng. Theo Sở Y tế tỉnh Bình Định, thống kê từ ngày 1.1.2020 đến ngày 1.3, toàn tỉnh có hơn 816 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt có 1 trường hợp t‌ử von‌g tại TP.Quy Nhơn. Đáng nói, dịch sốt xuất huyết xuất hiện tại 11/11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó, huyện An Lão có số ca nhiễm thấp nhất với 8 trường hợp, huyện Hoài Nhơn có số ca nhiễm cao nhất với 169 trường hợp.

Theo Trung tâm Y tế thị xã An Nhơn, để phòng, chống dịch sốt xuất huyết, trước Tết Nguyên đán 2020, các ban, ngành đã tổ chức ra quân diệt loăng quoăng, phun thuốc khử trùng. Tuy nhiên, muốn khống chế dịch hiệu quả, quan trọng nhất phải dựa vào ý thức cộng đồng. “Muốn khống chế được dịch sốt suất huyết, người dân cần vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, giữ vệ sinh không để ao tù, nước đọng” - đại diện Trung tâm Y tế thị xã An Nhơn cho hay.

Theo ông Lê Quang Hùng - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định - bệnh sốt xuất huyết đã thành quy luật, cứ 3 năm thì có một đợt dịch, 5 năm lại có đợt dịch lớn. Trong giai đoạn cuối năm 2019, dịch này ở Bình Định và các tỉnh miền Trung đã lên đến đỉnh điểm. Bởi vậy, đầu năm 2020 vẫn đang là giai đoạn “đuôi dịch”, nên số ca mắc vẫn còn cao.

Đặc điểm của dịch sốt xuất huyết ở đầu năm nay là số ca nhiễm rải đều qua các ngày, đồng thời dịch xảy ra ở nhiều địa bàn khác nhau và không tạo nên những ổ dịch lớn. “Với các ổ dịch dạng này, các cơ quan quản lý sẽ phải vất vả hơn khi phải “chạy” theo dịch. Nhưng dạng này có cái “khỏe” là không tạo ra những ổ dịch lớn, sẽ không tạo ra nguy cơ bùng phát dịch trong một thời gian ngắn” - ông Hùng cho hay.

Sở Y tế Bình Định đã chỉ đạo khẩn trương xử lý những ổ dịch nhỏ; tăng cường rà soát lại công tác chuẩn đoán điều trị, nhất là các ca khó, ca nặng. Các địa phương, cơ quan, đơn vị cũng đang khẩn trương lên kế hoạch phun hó‌a chấ‌t chủ động.

Muốn dập dịch phải dựa vào cộng đồng

Điều lo lắng nhất hiện nay của ngành Y tế Bình Định là tình trạng hạn hán. “Khi xảy ra hạn hán ở vùng nông thôn, người dân sẽ tiến hành trữ nước. Nếu có loăng quăng, người dân không mang đổ đi mà chỉ hớt bớt để dùng vì thiếu nước. Điều này khiến cho muỗi sốt xuất huyết có môi trường để phát triển” - Giám đốc Sở Y tế lý giải.

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã có chỉ đạo các địa phương cần quyết liệt triển khai chiến dịch diệt loăng quoăng/bọ gậy thường xuyên và định kỳ, bảo đảm hạ thấp chỉ số bọ gậy xuống dưới ngưỡng an toàn. Duy trì hoạt động này hàng tuần trong thời gian có dịch, đặc biệt tại các công trường xây dựng, khu vực tập trung dân cư, thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh kém.

Sở Y tế có nhiệm vụ hướng dẫn người dân cách phát hiện sớm ca bệnh, cũng như đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm và gây t‌ử von‌g.     

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật