Trên 8.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu phát hiện tại một hộ kinh doanh

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương phát hiện, tạm giữ 8.031 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu P/S; CLOSE UP; CLEAR.
Trên 8.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu phát hiện tại một hộ kinh doanh
Hải Dương tạm giữ 8.031 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu tại một hộ kinh doanh. Ảnh Cục QLTT Hải Dương

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hải Dương, chiều 19/4/2023, Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Hải Dương đột xuất kiểm tra Hộ kinh doanh ông P.V.T địa chỉ tại thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hộ kinh doanh này đang bày bán 1.071 tuýp kem đánh răng gồm: 169 tuýp kem đánh răng trà xanh mang nhãn hiệu P/S, loại 180g; 190 tuýp kem đánh răng loại trà xanh, nhãn hiệu P/S, loại 100g;

169 tuýp kem đánh răng bảo vệ 123 nhãn hiệu P/S, loại 180g; 230 tuýp kem đánh răng ngừa sâu răng vượt trội, nhãn hiệu P/S, loại 100g; 144 tuýp kem đánh răng bạc hà mang nhãn hiệu CLOSE UP, loại 180g; 169 tuýp kem đánh răng tinh thể the mát, nhãn hiệu CLOSE UP, loại 180g.

Kiểm tra đặc điểm bên ngoài các tuýp kem đánh răng trên có: Dãy ký tự số ngày tháng năm và lô sản xuất cố định; màu sắc bao bì sản phẩm hình ảnh nhòe, không sắc nét; nhãn hiệu P/S và CLOSE UP được in trực tiếp trên từng sản phẩm.

Ngoài ra lực lượng chức năng phát hiện nơi đây còn bán 2.640 gói dầu gội đầu nhãn hiệu CLEAR, loại 7g và 4.320 gói dầu gội đầu nhãn hiệu CLEAR, loại 6g.

Loại dầu gội đầu thu được tại đây có đặc điểm bao bì: Dãy ký tự số ngày tháng năm và lô sản xuất cố định; không có rãnh cắt bên cạnh gói; nhãn hiệu CLEAR được in trực tiếp trên từng sản phẩm.

Làm việc với lực lượng chức năng, đại diện Hộ kinh doanh P.V.T không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh của toàn bộ lượng hàng hóa nêu trên. Đồng thời, ông P.V.T thừa nhận toàn bộ kem đánh răng và dầu gội trên là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được ông mua về để bán kiếm lời.

Hiện lực lượng chức năng đã lập biên bản vụ việc và tạm giữ toàn bộ hàng hóa nêu trên để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định Pháp Luật.

Mức xử phạt hành chính về hành vi buôn bán, sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu:

Tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, căn cứ vào mục đích của hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, cá nhân có thể bị xử phạt hành chính về hành vi buôn bản hoặc sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bị hãng hóa, quy định mức phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000.

- Về hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa để buôn bán kiếm lời: bị phạt tiền ở mức thấp nhất là 1.000.000 đồng và mức cao nhất là 50.000.000 đồng tùy thuộc vào giá trị tương đương của hàng gia so với hàng thật hoặc số tiền thu lợi bất chính từ hành vi giả mạo nhãn hiệu (Điền II Nghị định);

- Về hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu: bị phạt tiền ở mức thấp nhất là 1.000.000 đồng và mức cao nhất là 50.000.000 đồng tùy thuộc vào giá trị tương đương của hàng gia so với hàng thật hoặc số tiền thu lại bất chính từ hành vi giả mạo nhãn hiệu (Điều 12 Nghị định).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật