Tình hình Covid-19 hôm nay 2.3: Ca nhiễm mới trên cả nước vượt mốc 100.000

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thông tin đáng chú ý về tình hình Covid-19 hôm nay: Cả nước có thêm 110.301 ca nhiễm mới, 25 tỉnh thành ghi nhận trên 2.000 ca nhiễm trong ngày, trong đó Hà Nội 15.114 ca.
Tình hình Covid-19 hôm nay 2.3: Ca nhiễm mới trên cả nước vượt mốc 100.000
Dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến tại Trường tiểu học Phan Đình Phùng (Q.3, TP.HCM)

Tin tức tình hình Covid-19 hôm nay: Cả nước thêm 110.280 ca mắc Covid-19, Hà Nội hơn 15.000 ca. Theo thông báo của Bộ Y tế, từ 16 giờ hôm qua 1.3 đến 16 giờ hôm nay, cả nước ghi nhận 110.301 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 110.280 ca ghi nhận trong nước (tăng 11.537 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành. Có đến 25 tỉnh, thành ghi nhận trên 2.000 ca bệnh: Hà Nội 15.114 ca, Bắc Ninh 4.698 ca, Nghệ An 4.329 ca, Quảng Ninh 3.992 ca, Sơn La 3.672 ca, Hưng Yên 3.458 ca, Lạng Sơn 3.186 ca, Nam Định 3.176 ca, Phú Thọ 2.993 ca, Vĩnh Phúc 2.934 ca, Lào Cai 2.756 ca, TP.HCM 2.746 ca, Thái Nguyên 2.684 ca, Đắk Lắk 2.667 ca, Hòa Bình 2.599 ca, Bắc Giang 2.546 ca, Hải Phòng 2.510 ca, Hải Dương 2.318 ca, Yên Bái 2.293 ca, Ninh Bình 2.293 ca, Quảng Bình 2.270 ca, Tuyên Quang 2.237 ca, Hà Giang 2.179 ca, Khánh Hòa 2.076 ca, Thái Bình 2.058 ca.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lào Cai giảm 642 ca, Gia Lai giảm 299 ca, Cao Bằng giảm 280 ca. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội tăng 1.791 ca, Thanh Hóa tăng 896 ca, Bắc Ninh tăng 765 ca. Theo công bố của các sở y tế, hôm nay có thêm 36.902 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Trong 24 giờ qua ghi nhận 114 ca t‌ử von‌g tại các tỉnh, thành, trong đó, TP.HCM ghi nhận 2 ca (chuyển đến từ An Giang và Tiền Giang), Hà Nội 18 ca, Quảng Nam 11 ca, Nam Định 7 ca trong 2 ngày, Đồng Nai 6 ca trong 2 ngày, Bắc Giang 5 ca trong 2 ngày, Đà Nẵng 5 ca…

TP.HCM chỉ đạo khẩn về yêu cầu xét nghiệm học sinh F1. Chiều 2.3, UBND TP.HCM có công văn khẩn về việc điều chỉnh các quy định trong xét nghiệm nhanh Covid-19 đối với học sinh F1 phải cách ly tại nhà. Theo đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh F1 đi học trở lại sau khi hoàn thành cách ly tại nhà, UBND TP.HCM chỉ đạo xét nghiệm nhanh đối với toàn bộ trường hợp F1 của lớp có F0. Phụ huynh tự xét nghiệm nhanh cho học sinh F1 tại nhà vào ngày thứ 5 nếu đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc ngày thứ 7 nếu chưa tiêm đủ. Sau đó, phụ huynh thông báo kết quả xét nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp bằng cách gửi hình ảnh kết quả xét nghiệm.

Trường hợp phụ huynh không có điều kiện xét nghiệm tại nhà thì có thể đưa học sinh đến trạm y tế để nhân viên y tế thực hiện. Kết quả âm tính gửi đến giáo viên chủ nhiệm được xem như đủ điều kiện cho học sinh quay trở lại trường… Bên cạnh đó, trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế phối hợp cơ sở giáo dục tổ chức xét nghiệm nhanh hoặc RT-PCR những trường hợp học sinh, giáo viên có triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19 (nếu có) của lớp có F0, thay cho quy định trước đây là tổ chức xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu gộp cho toàn bộ F1…

Liên tiếp phát hiện kit test, thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc tại Hà Nội. Cụ thể, tối 1.3, tổ công tác liên ngành kiểm tra xe ô tô mang biển số 29A-071.52 do tài xế Bùi Đăng K. (32 tuổi) điều khiển, đang đỗ tại ngõ 202 Võ Chí Công (Q.Tây Hồ). Lực lượng chức năng phát hiện 1.950 bộ kit test Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá trị gần 100 triệu đồng. Tài xế K. khai nhận số kit test này là của bà Hà Thu H. (32 tuổi, trú ngõ 202 Võ Chí Công). Qua làm việc, bà H. thừa nhận đã mua trôi nổi số hàng hóa này trên thị trường về để bán kiếm lời và không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Trước đó, chiều 28.2, Đội QLTT số 17 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh tại số 115 Trung Phụng (Q.Đống Đa) do bà Nguyễn Thị Ngân H. (30 tuổi, trú Q.Đống Đa) làm chủ. Lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang kinh doanh các mặt hàng phòng, chống dịch Covid-19. Bà H. cho biết cơ sở đang có hơn 3.000 sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19, tuy nhiên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến số hàng hóa này. Bà H. thừa nhận đã mua số hàng này trôi nổi trên mạng về bán kiếm lời.

Ca bệnh nặng gia tăng, Ninh Bình lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19. Ngày 2.3, thông tin từ Sở Y tế Ninh Bình cho biết, tính đến ngày 1.3, toàn tỉnh Ninh Bình ghi nhận hơn 46.000 ca mắc Covid-19. Tỉnh Ninh Bình có gần 900 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện, trung tâm y tế (tầng 2 và 3 theo tháp 3 tầng điều trị cho bệnh nhân Covid-19). Trong đó, có 40 người (chiếm 0,22% số ca mắc) diễn biến nặng phải thở máy, thở oxy. Số ca t‌ử von‌g do Covid-19 cũng gia tăng. Riêng ngày 1.3 có 5 người t‌ử von‌g, nâng tổng số t‌ử von‌g toàn tỉnh từ khi có dịch Covid-19 đến nay là 60 người (chiếm tỷ lệ 0,13% so với số ca mắc).

Số ca mắc Covid-19 tăng nhanh, số bệnh nhân phải điều trị tại các cơ sở y tế gia tăng, mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đồng ý giao cho các đơn vị chức năng sửa chữa, tổng vệ sinh cơ sở bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình (cơ sở cũ) để thành lập cơ sở thu dung, điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Ninh Bình đã triển khai điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà. Những ca bệnh có triệu chứng nặng, bất thường, hoặc có bệnh nền được thu dung, điều trị tại các cơ sở y tế.

Số ca Covid-19 tăng trở lại, nhiều trường ở Tây Ninh chuyển sang dạy học trực tuyến. Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh đã cho học sinh các cấp trở lại trường học trực tiếp kể từ ngày 14.2. Tuy nhiên, vào ngày 2.3, một số trường học, lớp học ở tỉnh Tây Ninh phải ra thông báo cho học sinh tạm nghỉ học trực tiếp, linh động chuyển sang học trực tuyến tại nhà trong vòng một tuần do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Hiện H.Châu Thành chưa tổ chức bán trú cho học sinh, riêng H.Tân Châu không tổ chức bán trú đến hết năm học 2021 - 2022.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh, trong ngày 1.3, tổng số trẻ mầm non đến trường là 22.268/32.881 trẻ, đạt tỷ lệ 67,7%. Tổng số học sinh tiểu học đến trường là 95.344/101.184 em, tỷ lệ 94,23%. Tổng số học sinh THCS đi học trực tiếp là 63.297/66.977 em, đạt tỷ lệ 94,51%. Riêng khối THPT, 31.176/31.919 học sinh đi học trực tiếp, tỷ lệ 97,672%. Theo thống kê của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 Tây Ninh, tính đến nay, tỉnh này có 100% trẻ em từ 12 - 17 tuổi được tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1, 95,29% tiêm đủ 2 mũi và 39,14% tiêm đủ 3 mũi.

Liên quan tình hình Covid-19 hôm nay, F0 không còn được nhận hỗ trợ 3 triệu đồng từ công đoàn. Theo quyết định mới của Tổng LĐLĐ Việt Nam, việc chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mắc bệnh Covid-19 (kể cả F0 t‌ử von‌g) từ nay trở đi được giao cho các cấp công đoàn thực hiện theo phân cấp tài chính. Các đối tượng bị nhiễm Covid-19 trước ngày 1.3, việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chi hỗ trợ vẫn sẽ được thực hiện chậm nhất đến ngày 31.3.2022. Lý giải về sự thay đổi này, bà Trần Thị Thanh Hà, Trưởng ban quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) chia sẻ: “Nghị quyết số 128 của Chính phủ đã chuyển phương châm phòng chống dịch từ “Zero Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát rủi ro, hạn chế phong tỏa diện rộng, giảm việc dừng việc, nghỉ việc, giảm thời gian cách ly y tế do Covid-19. Do đó, việc chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động cũng cần phải thay đổi cho phù hợp”. Mặt khác, theo bà Hà, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 của Việt Nam hiện thuộc nhóm 6 nước cao nhất thế giới, góp phần giảm ca bệnh nặng và t‌ử von‌g. Từ những lý do trên, Đoàn Chủ tịch đã quyết định dừng thực hiện việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị nhiễm Covid-19. Theo Tổng LĐLĐ, trong 2 năm qua, các cấp công đoàn đã chi hơn 5.800 tỉ đồng chăm lo người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật