Quan tài treo lơ lửng trên vách núi, chuyên gia: Cách làm quá khó!

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù đã vận dụng mọi phương phán tân tiến, song người ta vẫn chưa thể giải mã những chiếc quan tài treo này.
Quan tài treo lơ lửng trên vách núi, chuyên gia: Cách làm quá khó!
quan tài treo trên vách núi. Ảnh: Sohu

Người Trung Quốc cổ xưa tin vào cuộc sống ở thế giới bên kia. Do đó, họ rất coi trọng nghi thức tang lễ. Phương thức phổ biến được sử dụng ở Trung Quốc cổ đại là chôn cất.

Tuy nhiên ở các vùng dân tộc thiểu số, người ta còn có phong tục như thủy táng, điểu táng, hỏa táng... Trong số đó, có một phương thức an táng ít được biết đến đó là treo quan tài.

Việc chôn cất bằng hình thức treo quan tài có từ thời nhà Hán, và nó đã được đề cập đến trong "Hán thư", và các tài liệu khác như "Triều dã thiêm tải" và "Lâm hải thủy thổ di vật chí" cũng đề cập đến nó.

Chôn cất bằng phương pháp treo được thực hiện bằng cách đặt xác vào quan tài và đặt trên vách đá. Người ta sẽ khoan một số lỗ trên vách đá, dùng xà nhà làm cọc và đặt quan tài lên cọc. Một số thì khoét một hốc đủ lớn trên vách đá, và đặt quan tài vào đó.

Những chiếc quan tài được đặt cheo leo mà không có đường lên. Ảnh: Sohu

Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất được đặt ra là vách núi quá dốc mà quan tài lại lớn như vậy, người xưa đã đặt nó như thế nào?

Năm 1978, các chuyên gia đã đến núi Vũ Di thuộc Nam Bình, Phúc Kiến, một địa điểm có quan tài treo nổi tiếng ở Trung Quốc. Họ đã lấy một chiếc quan tài treo trong hang nhằm khám phá bí ẩn về phương pháp cổ.

Giả thuyết thứ nhất được đưa ra dựa trên phân tích mùn cưa trong kẽ hở của vách đá. Các chuyên gia cho rằng người xưa xây dựng đường ván trong vách núi, sau đó vận chuyển quan tài lên. Khi đã hoàn thành, họ dỡ bỏ đường ván.

Tuy nhiên, vào thời cổ đại không có thuốc súng và các công cụ tối tân, khó có thể khoét núi chứ đừng nói đặt đường ván. Đặc biệt, vách đá nơi đặt quan tài gần như thẳng đứng. Hơn nữa, có rất nhiều quan tài treo trên vách đá, chẳng lẽ mỗi lần có người mất họ lại phải làm một đường ván mới?

Bên cạnh đó, trọng lượng của quan tài không hề nhỏ, người thường khó có thể vận chuyển lên độ cao như vậy với những đường ván thô sơ. Do đó, giả thuyết này nhanh chóng bị bác bỏ.

Giả thuyết thứ hai dựa trên cuốn sách cổ "Triều dã thiêm tải". Theo đó, người ta đặt quan tài lê‌n đỉn‌h vách đá, sau đó dùng dây thừng đưa vào hang. Tuy nhiên, cách làm này cũng rất khó, muốn điều khiển cỗ quan tài nặng nề với điểm lực nhỏ thì cần mất rất nhiều sức.

Khó thể lý giải được người xưa đã đặt chúng vào bằng cách nào. Ảnh: Sohu

Giả thuyết thứ ba là dùng mực nước. Một số người lập luận rằng mực nước cổ đại dâng cao hơn hiện tại, nên người ta có thể dễ dàng đưa quan tài vào vách núi. Tuy nhiên giả thuyết này cũng có điểm bất hợp lý.

Lý do nằm ở mực nước dù có chênh lệch nhưng không thể lớn tới như vậy. Ngoài ra, việc di chuyển quan tài dưới nước sẽ không thể tránh khỏi bị ướt. Vậy tại sao người ta không dùng luôn phương pháp thủy táng?

Lập luận thứ tư hợp lý hơn cả đó là tháo rời quan tài. Có thể người xưa đã vận chuyển từng miếng rồi ghép lại khi đã lên đến nơi. Nhưng để làm được điều này thì phải có một đường ván. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra dấu vết của đường ván này.

Có thể thấy, dù xã hội hiện đại có nhiều tiến bộ hơn thời cổ đại nhưng người xưa vẫn làm được nhiều điều mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Không thể phủ nhận rằng, trí tuệ của người xưa thật đáng khâm phục.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật