Điều trị F0 từ cơ sở

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chủ động xây dựng phương án cho các tình huống dịch bệnh không bao giờ là thừa. Và cũng chỉ có chủ động mới đảm bảo sự vận hành thông suốt, nhịp nhàng, ăn khớp, giảm thiểu tối đa tác động cũng như thiệt hại mà dịch bệnh gây ra về người và của.
Điều trị F0 từ cơ sở
Điều trị F0 từ trung tâm y tế huyện để kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Ảnh: H.L

Đã bao giờ bạn trăn trở, lo lắng vì số F0 đang không ngừng tăng, trong khi năng lực thu dung, điều trị của hệ thống y tế tỉnh có hạn?

Riêng tôi thì có!

Theo báo cáo của ngành Y tế, hệ thống các cơ sở y tế tiếp nhận, thu dung, điều trị người mắc Covid-19 được hình thành đủ ở 3 tuyến tỉnh-huyện-xã. Ở tuyến tỉnh, trong 4 bệnh viện, thì bệnh viện Y dược cổ truyền – Phục hồi chức năng không tiếp nhận và điều trị người bệnh mắc Covid-19.

bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi là cơ sở điều trị Covid-19 thể nhẹ, không triệu chứng và các trường hợp tái dương tính với SARS-CoV-2, có khả năng tiếp nhận 25 – 30 người bệnh.

bệnh viện Đa khoa tỉnh có đơn vị điều trị Covid-19, tuy nhiên, là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến cuối của tỉnh nên để giảm nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2, chỉ tiếp nhận những trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 mắc bệnh nặng.

bệnh viện d‌ã chi‌ến số 1 tỉnh chuyên tiếp nhận, điều trị các trường hợp mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh. bệnh viện có quy mô 200 giường bệnh, trong đó có 20 giường bệnh hồi sức tích cực để điều trị cho người mắc Covid-19 thể nặng, nguy kịch.

Ở tuyến huyện, 7/8 trung tâm y tế huyện có bố trí giường bệnh tiếp nhận, điều trị cho người mắc Covid-19 (trừ Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai). Nhưng do năng lực của nhân viên y tế cũng như sự thiếu thốn về máy thở nên ở tuyến huyện chưa có giường hồi sức tích cực cho người mắc Covid-19 (ICU).

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân và y tế ngành (Công an, Quân đội) đã tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong khi mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã tham gia chưa nhiều, chủ yếu quản lý người nghi nhiễm SARS-CoV-2, người cách ly y tế tại nhà.

Về xét nghiệm SARS-CoV-2, việc test nhanh SARS-CoV-2 được thực hiện ở hầu hết các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, từ tuyến tỉnh đến tuyến xã (chủ yếu áp dụng trong sàng lọc cộng đồng). xét nghiệm bằng phương pháp Realtime PCR được thực hiện ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Mới đây, ngày 29/11, bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đã được viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên công nhận đủ điều kiện khẳng định xác định SARS-CoV-2.

bệnh viện d‌ã chi‌ến số 1 tỉnh là đơn vị điều trị Covid-19 nhưng nhiều xét nghiệm phục vụ cho điều trị người mắc Covid-19 vẫn chưa thực hiện được, một phần do thiếu thiết bị, một phần do năng lực thực hiện xét nghiệm.

Tại Trung tâm Y tế các huyện chủ yếu thực hiện các xét nghiệm hóa sinh, huyết học thông thường, một số kỹ thuật chưa thực hiện được theo yêu cầu điều trị Covid-19. Khi lấy mẫu, phải chuyển mẫu về bệnh viện Đa khoa tỉnh để thực hiện.

Về nhân lực làm công tác điều trị, chăm sóc người mắc Covid-19, về cơ bản là thiếu so với nhu cầu, nhất là bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo về hồi sức tích cực.

Trong khi đó, việc thực hiện Nghị quyết 128/CP đã và đang tạo động lực để phục hồi sản xuất, từng bước đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường mới, nhưng cũng khó kiểm soát hết người mang mầm bệnh về tỉnh.

Đây là nguy cơ cao làm số F0 tăng. Tính đến 18 giờ ngày 4/12, tỉnh Kon Tum ghi nhận 447 trường hợp mắc Covid-19 (trong đó có 387 ca phát hiện tại các cơ sở, các nơi cách ly và 60 ca phát hiện tại cộng đồng), chủ yếu là từ đầu tháng 10 đến nay.

Trung tâm y tế các huyện có giường điều trị người mắc Covid-19, nhưng còn thiếu thốn, nhất là máy thở. Ảnh: H.L

Trong tình hình hiện nay, tăng cường năng lực cấp cứu, điều trị, chăm sóc người mắc Covid-19; dự phòng lây nhiễm SARS-CoV-2 ở cơ sở y tế các tuyến để đáp ứng linh hoạt với các tình huống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh là một hướng đi cần tính đến.

Khi thực hiện bài viết, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều y, bác sĩ đã và đang trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống Covid-19 ở cả 3 tuyến. Hầu hết đều cho rằng, chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2 ngay tại cơ sở là yếu tố quyết định đảm bảo đáp ứng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tổ chức hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình “tháp ba tầng” sẽ đáp ứng được yêu cầu ấy.

Muốn vậy, phải thiết lập hệ thống phân luồng, khám, điều trị người nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2, đảm bảo an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Các bệnh viện, trung tâm y tế huyện có giường bệnh phải chủ động xây dựng phương án cụ thể và triển khai các giải pháp đáp ứng điều trị, chăm sóc người mắc Covid-19.

Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực về cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị, chăm sóc, xét nghiệm cho nhân viên y tế làm công tác điều trị, chăm sóc người mắc Covid-19 tại các bệnh viện, trung tâm y tế huyện. Sẵn sàng lực lượng dự bị và huy động sự tham gia của cơ sở y tế ngành, y tế tư nhân trong tình huống cần thiết.

Thiết lập hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 và các dịch lây truyền qua đường hô hấp cấp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn. Đảm bảo công tác xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh trong điều trị người mắc Covid-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Sẵn sàng trang thiết bị, thuốc, vật tư, hó‌a chấ‌t, ô xy y tế, trang phục phòng hộ cá nhân... đảm bảo cơ số tối thiểu theo quy định để sẵn sàng tiếp nhận, khám, điều trị, chăm sóc, đáp ứng với các tình huống dịch.

Không phải vô cớ mà các tỉnh, thành phố có số ca mắc Covid-19 tăng cao đang ráo riết thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà; thí điểm điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại cơ sở y tế phường, xã, thị trấn.

Dù chúng ta vẫn kiểm soát được tình hình, nhưng chủ động xây dựng phương án cho các tình huống không bao giờ là thừa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật