Bé trai hôn mê do ngộ độc cầ‌n s‌a

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bé trai 15 tuổi ở Tuyên Quang, được đưa đến bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng lơ mơ, nói nhảm, nhịp tim nhanh, co giật và hôn mê.
Bé trai hôn mê do ngộ độc cầ‌n s‌a
bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Khánh Chi

Tiến sĩ, bác sĩ Chu Thanh Sơn, khoa Hồi sức tích cực Nội khoa, ngày 15/11 cho biết khai thác tiền sử, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân sử dụng chất gây nghiện. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy em dương tính với chất m‌a tú‌y trong cầ‌n s‌a.

Theo gia đình, cách đây ba năm, em sử dụng chất gây nghiện với nhóm bạn, đã được cơ quan chức năng xử lý. Đến nay, cha mẹ giám sát, em không giao du với nhóm bạn. Tuy nhiên, một tháng trước khi nhập viện, em ở nhà một mình trong khoảng 20 ngày, khả năng sử dụng lại chất gây nghiện trong thời gian này.

bệnh nhi được đưa vào bệnh viện tỉnh với các dấu hiệu loạn thần, co giật, tím tái, bác sĩ đặt nội khí quản và chuyển về bệnh viện Nhi Trung ương.

Bác sĩ Sơn cho biết cầ‌n s‌a là một chất kíc‌h thí‌ch gây nghiện, thường được sử dụng bằng cách cuốn vào tờ giấy trắng hoặc nhồi trong điếu thu‌ốc l‌á, điếu thu‌ốc là‌o để hút. Trong cầ‌n s‌a chứa một số cannabinoid, với thành phần chính là chất delta-9tetrahydrocannabinol (THC). Khi hút, THC sẽ gắn với thụ thể cannabinoid CB1 và CB2 ở não, có thể gây ra các tác dụng kíc‌h thí‌ch, an thần hoặc ảo giác, phụ thuộc vào liều và thời gian sau khi sử dụng. Ngoài ra, THC có thể đồng thời gây các tác dụng giải phóng catecholamine (gây nhịp tim nhanh) và ức chế phản xạ giao cảm (bệnh nhân tụt huyết áp tư thế).

Khi sử dụng cầ‌n s‌a, người dùng thường có triệu chứng như nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, xung huyết kết mạc, chảy nước mắt, nói nhiều, hoang tưởng, kích động mạnh, thậm chí có những hành vi và hành động tiêu cực tự gây hại cho mình và người khác. Sử dụng cầ‌n s‌a trong thời gian dài thường liên quan đến các bệnh lý tâm thần, viêm phế quản mạn, tăng nguy cơ ung thư, rối loạn nhịp tim và bệnh lý mạch vành.

"Khi ngộ độc nặng có thể gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, co giật, sốc đe dọa tính mạng", bác sĩ Sơn cảnh báo.

Tiến sĩ Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe v‌ị thà‌nh niê‌n, bệnh viện Nhi Trung ương, khẳng định cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa con cái sa vào nghiện ngập. Sự quan tâm của cha mẹ càng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn trẻ đang trải qua những thời điểm khó khăn như quá trình thay đổi tâm sin‌ּh l‌ּý và hình thành nhân cách tuổi dậ‌y th‌ì, chuyển cấp học, chuyển trường hay gia đình có nhiều mâu thuẫn, cha mẹ ly hôn...

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), rượu, cầ‌n s‌a và thu‌ốc l‌á là những chất được tuổi v‌ị thà‌nh niê‌n sử dụng phổ biến, 50% học sinh lớp 9 đến 12 đã từng sử dụng cầ‌n s‌a. Nguyên nhân có thể trẻ tò mò, muốn thử trải nghiệm tìm cảm giác lạ, muốn tự khẳng định bản thân và có xu hướng mạo hiểm.

Một lý do khác khiến trẻ v‌ị thà‌nh niê‌n tìm đến chất gây nghiện là muốn thoát khỏi các áp lực rất đa dạng trong cuộc sống như stress trong gia đình (bố mẹ mâu thuẫn, ly thân...), áp lực trong nhà trường (thi cử, học tập...), stress trong các mối quan hệ bạn bè, tình yêu. Trong đó, trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bạn bè. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý và quan tâm đến bạn bè của con để giúp trẻ tránh chịu ảnh hưởng xấu, bị lôi kéo sử dụng chất m‌a tú‌y.

"Gần gũi, làm bạn với con, giúp con có sự cân bằng hợp lý giữa học tập, nghỉ ngơi thư giãn và thể thao là cách các phụ huynh nên làm để giúp con có lối sống lành mạnh, phòng ngừa nguy cơ sử dụng chất m‌a tú‌y", bác sĩ Loan khuyến cáo.

Một số dấu hiệu gợi ý nguy cơ trẻ có thể đã sử dụng chất m‌a tú‌y như: rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, thức suốt đêm hoặc ngủ quá nhiều), sao nhãng các thú vui hoặc sở thích bình thường trẻ vẫn thích, rối loạn hành vi, dễ cáu giận, nhu cầu cần nhiều tiền và kết quả học tập sút kém...

Trẻ có các dấu hiệu như trên, cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật