Những khoảnh khắc võ cổ truyền Bình Định

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Ngọc Liễn từng nhận định, võ cổ truyền Bình Định không chỉ đơn thuần là một môn phái, một cái nôi của võ thuật, mà là tinh hoa của một nền văn hóa.
Những khoảnh khắc võ cổ truyền Bình Định
Ảnh minh họa

Đoàn võ thuật thuộc môn phái Tinh võ đạo (Nga) thực hiện nghi thức bái sư ở chùa Long Phước (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), thể hiện tấm lòng "tôn sư trọng đạo" - nét đẹp văn hóa tốt đẹp của võ cổ truyền Việt Nam.

Nữ võ sư Hồ Hoa Huệ (giữa), Chưởng môn phái Tinh võ đạo cùng các môn sinh giao lưu võ cổ truyền Bình Định tại chùa Long Phước, huyện Tuy Phước. Bà trăn trở dù bạn bè khắp nơi trên thế giới thán phục, mê mẩn, theo học từ lâu, hiện nay võ cổ truyền Bình Định mới dừng lại là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo các võ sư, võ sinh quốc tế, võ cổ truyền Bình Định ngày càng hấp dẫn nhiều võ sinh các nước châu Âu vì lối đánh uyển chuyển mềm mại, dùng nhu chế cương, dùng sức địch đối địch chứ không tốn nhiều sức lực.

Nữ võ sư Helene biểu diễn thế võ "Thân thiên hoàng cước". Đây là đòn tấn công đá vào chỗ hiểm hạ bộ, hạ gục đối thủ. " Tôi thích môn phái Tráng sĩ đạo, võ cổ truyền Việt Nam vì nó sinh động, uyển chuyển, linh hoạt, mang lại sức khỏe, niềm lạc quan yêu đời, hiếm có môn phái nào có được", nữ võ sư nói.

Võ sư Pierre (Bỉ) biểu diễn thế võ ngũ trảo của môn phái Tráng sĩ đạo. Thế võ với mười ngón tay quắp lại hình ngũ trảo tung ra, vuốt vào, xoáy tròn, đập ngược trở lại nhằm khiến đối phương trở tay không kịp. "Để có bộ trảo như móng vuốt của hổ, người học võ phải khổ công luyện thiết sa chưởng với cát, sỏi. Từ đó, mười ngón tay dường như có thể chọc thủng tường gạch, phá tan đá, gỗ. Mỗi lần tung đòn, uy lực của ngũ trảo mạnh như vũ bão", ông Pierre nói.

Hai võ sinh song luyện binh khí giao đấu với các loại binh khí trường đại đao và ô long kích. Ông Hà Trọng Khánh, Chưởng môn phái Việt Nam võ đạo Tây Sơn Bình Định cho hay đang tập hợp các tư liệu, hình ảnh về phân thế, các bài quyền, clip những bài quyền đặc thù, bí kíp võ học của từng môn phái võ cổ truyền Bình Định nhằm phục vụ nghiên cứu, bảo tồn, truyền lại cho thế hệ mai sau. "Võ cổ truyền Bình Định hoàn toàn xứng đáng trở thành di sản văn hóa võ học phi vật thể của nhân loại", ông Khánh nói.

Võ sư Đồng Văn Hùng biểu diễn thế võ "Thăng Long cước" xé toạc sóng biển. Đây là đòn thế thần tốc giúp hạ địch thủ nhanh, đối phương không còn sức để phản kháng. Học võ cổ truyền Tây Sơn Bình Định từ nhỏ, đến năm 1‌8 tuổ‌i ông Hùng sang Bỉ sinh sống, bắt đầu hành trình giới thiệu võ đạo Việt Nam. Hiện tại môn phái Tráng sĩ đạo của ông đã mở rộng 12 chi nhánh khắp Bỉ, Pháp, Hà Lan, đào tạo hàng nghìn võ sư, võ sinh về môn võ cổ truyền Việt Nam.

Võ sinh Leon (Bỉ) cùng bạn thân biểu diễn võ cổ truyền Bình Định trên bãi biển Quy Nhơn. Nhà nghiên cứu văn hóa quá cố Vũ Ngọc Liễn cho hay người Bình Định học võ để thông qua đó học chữ, học làm người. Để đạt đến đẳng cấp thượng thừa, võ sinh phải nghiên cứu sách thánh hiền, những bí kíp võ công được gìn giữ trong từng ngôi làng...

Ngày 20/10, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc lập hồ sơ các Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam trình UNESCO.

Cụ thể, Phó thủ tướng đồng ý giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai lập Hồ sơ di sản đối với Nghệ thuật chèo Đồng bằng sông Hồng và võ cổ truyền Bình Định, trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Tháng 8/2014, tại lễ khai mạc Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ 5, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch công bố võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật