Tú Xương 3 lần hỏng thi, đổi cả tên mà thi vẫn trượt

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tú Xương (1870 – 1907), tên thật là Trần Tế Xương tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh), là nhà thơ nổi tiếng Việt Nam. Dù được cả nước biết đến, nhưng về dung mạo ông, chưa thấy có bức vẽ nào vẽ ông thời xưa lưu truyền lại.
Tú Xương 3 lần hỏng thi, đổi cả tên mà thi vẫn trượt
Vẽ phỏng nhà thờ Tú Xương

Tú Xương sinh ra và lớn lên tại phố Hàng Nâu, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Ngôi nhà ông ở nay đã được xây mới. Ông mất khi tuổi đời còn trẻ, 37 tuổi, nhưng những gì ông cống hiến cho văn học là khó ai sánh bằng.

Tú Xương mang đến một giọng điệu mới cho thơ ca, bên cạnh giọng thơ nghiêm túc, nho gia, là giọng thơ mỉa mai, châm biếm sâu cay, về thế cuộc, về chính mình.

Ông nổi tiếng thông mình và có tài học từ nhỏ, tuy nhiên, có người từng nhận xét khi Tú Xương mới 10 tuổi, dù có tài nhưng cũng không bay xa được, như chim bị nhốt trong lồng.

Trong các bài thơ của mình, Tú Xương hay vẽ cảnh nghèo khổ, và ca ngợi vợ “nuôi đủ năm con với một chồng”, để nói là cái “vô tích sự” chỉ biết thơ phú thi cử của mình, đồng thời nói lên rằng, vợ là người quan trọng như thế nào đối với ông.

Cuộc đời Tú Xương gắn liền với thi cử, nhưng không thành, công danh lận đận. Có tài liệu chép: “Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả tám lần, đó là các khoa: Bính Tuất (1886); Mậu Tý (1888); Tân Mão (1891); Giáp Ngọ (1894); Đinh Dậu (1897); Canh Tý (1900); Quý Mão (1903) và Bính Ngọ (1906).

Sau 3 lần hỏng thi, mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm), sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi. Khoa Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng, đến phát cáu lên: Tế đổi làm cao mà chó thế/ Kiện trông ra tiệp hỡi trời ôi!”.

Tú Xương đã cố tình đổi Tế thành Cao nhưng thi vẫn trượt, để thấy rằng, ông mong muốn công danh sự nghiệp đến thế nào. Tú Xương sinh ra và lớn lên khi Pháp đã vào nước ta, Nam Định cũng bị tấn công ít nhất hai lần. Có lẽ, chứng kiến cảnh này, Tú Xương thật sự rất đau lòng.

Mặc dù về mặt kinh tế gia đình, dường như Tú Xương không làm được gì. Nhưng có vẻ như, ông sống rất phong lưu, như trong bài “Hỏi ông trời” của ông:

Ta lên ta hỏi ông trời:

Trời sinh ta ở trên đời biết chi?

Biết chăng cũng chẳng biết gì:

Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu

Biết thu‌ốc l‌á, biết chè tàu

Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi.

Qua bài thơ này, ta thấy Tú Xương chẳng biết gì ngoài những việc “ăn chơi”, “dài lưng tốn vải”, đó là đi ả đầu, thu‌ốc l‌á, chè tàu, cao lâu, hồng lâu… đây được coi là những thứ dành cho “dân chơi” thời bấy giờ, những tay có tiền.

Và chính Tú Xương cũng đã tự hoạ lại mình, tự trách mình trong bài Phỗng sành:

Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành

Mắt thời thao láo, mặt thời xanh

Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó

Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh

Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ

Rượu chè trai gái đủ tam khoanh

Thế mà cứ nghĩ rằng ta giỏi

Cứ việc ăn chơi chẳng học hành.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về Tú Xương, cho rằng, tranh vẽ về nhà thơ tài hoa thời bấy giờ không có, nên hậu thế rất khó hình dung về ông. Nhưng may mắn thay, ông được bạn học là hạc phong Lương Ngọc Tùng vẽ ra dung mạo trong bài thơ “Nhớ rõ hình dung...”:

Cùng làng, cùng phố, học cùng trường

Nhớ rõ hình dung cụ Tú Xương,

Trán rộng, tai dày, da tựa tuyết,

Mồm tươi, mũi thẳng, mắt như gương.

Tiếng vàng sang sảng ngâm thơ phú,

Gót ngọc khoan khoan dạo phố phường.

Mấy chục năm trời đà vắng bóng,

Nghìn năm còn rạng dấu thư hương.

Qua bài thơ viết về Tú Xương, ta thấy Tú Xương có dụng mạo đẹp; da trắng, trán rộng, mồm tươi, tai dày, mủi thẳng, mắt như gương, tiếng vàng sang sảng, đi khoan thai.

Về tài thơ Tú Xương, được nhiều người đánh giá rất cao. Xuân Diệu xếp Tú Xương đứng thư 5 sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm. Nguyễn Công Hoan coi Tú Xương là bậc thần thơ thánh chữ. Tản Đà thì phục nhất Tú Xương, trong các bậc nhà thơ tiền bối. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật