TP.HCM tăng giãn cách, người ở khu phong tỏa chỉ ra ngoài 2 lần/tuần

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau 14 ngày áp dụng Chỉ thị 16, TP.HCM tiếp tục tăng các biện pháp siết chặt dựa trên chỉ thị này. Người ở khu phong tỏa chỉ được ra khỏi nhà mua thực phẩm 2 lần mỗi tuần.
TP.HCM tăng giãn cách, người ở khu phong tỏa chỉ ra ngoài 2 lần/tuần
Công an kiểm tra giấy tờ của người dân khi ra đường. Ảnh: Chí Hùng.

Thành ủy TP.HCM vừa có chỉ thị khẩn về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng về phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

Theo đó, sau nhiều ngày nỗ lực quyết tâm, tình hình dịch tại thành phố vẫn diễn biến phức tạp. Số ca nhiễm hàng ngày ở mức rất cao, nhất là trong khu phong tỏa, cách ly; số ca điều trị, ca nặng, t‌ử von‌g ngày càng tăng; nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, vật tư thiết bị phục vụ phòng, chống dịch quá tải...

Xem Video: TPHCM "hy sinh" 2 tuần chống COVID-19

//

Do đó, nhằm hạn chế trường hợp t‌ử von‌g, bảo vệ hệ thống y tế và khả năng điều trị, cứu chữa bệnh nhân, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo tăng cường một số biện pháp trong thực hiện Chỉ thị 16.

Thành ủy yêu cầu tạm dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh và công trường, công trình xây dựng, giao thông không thật sự cấp bách. Ngân hàng, công ty chứng khoán duy trì công suất để cung ứng dịch vụ cần thiết, bố trị nhân sự theo ca kíp.

Hoạt động của doanh nghiệp bị siết chặt, cụ thể, chỉ doanh nghiệp dịch vụ thiết yếu về y tế, dược phẩm, lương thực, thực phẩm, cung cấp suất ăn cho các bệnh viện, khu cách ly, khu thu dung điều trị; cung cấp điện, nước, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu; dịch vụ tang lễ, kho bạc Nhà nước và dịch vụ thiết yếu khác do cấp có thẩm quyền quy định mới được hoạt động.

Doanh nghiệp khác chỉ hoạt động khi tuân thủ "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường, hai điểm đến".

Thành ủy cũng yêu cầu tăng kiểm tra, giám sát, đảm bảo giãn cách giữa cá nhân với cá nhân; gia đình với gia đình.

Trong khu phong tỏa, các địa phương thực hiện triệt để "người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đinh"; tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh.

Người dân chỉ được khép ra khỏi nhà khi: Có yêu cầu cấp cứu y tế; mua thực phẩm thiết yếu tại siêu thị, chợ trong khu phong tỏa (2 lần/tuần và sử dụng phiếu đi chợ/siêu thị do chính quyền địa phương cấp).

Với một số khu vực có nguy cơ rất cao thì từng hộ dân chỉ ở trong nhà, chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà.

Trong khu cách ly, người cách ly không được ra khỏi phòng và không tiếp xúc trực tiếp với người khác (trừ trường hợp cấp cứu y tế).

Các gia đình có F0, F1 cách ly tại nhà cần thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của ngành y tế, tuyệt đối không ra khỏi nhà (trừ cấp cứu); lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ được hỗ trợ, cung cấp tại nhà.

Các khu nhà trong hẻm nhỏ, chằng chịt, đông người, mật độ dân số cao cần thực hiện triệt để yêu cầu giãn cách cá nhân với cá nhân.

Chợ truyền thống chỉ được phép hoạt động theo mô hình mới, bảo đảm không gian mở, thoáng, có màng ngăn giữa người mua và bán, niêm yết giá và khuyến khích bán hàng vào túi sẵn; chỉ kinh doanh hàng thiết yếu và giảm quy mô khoảng 30%; các hộ kinh doanh hoạt động luân phiên theo ngày chẵn - lẻ để giảm tương tác.

Cơ quan Nhà nước làm việc luân phiên cách ngày hoặc buổi trong ngày tại cơ quan. Các chốt, trạm kiểm soát chỉ giải quyết cho xe công vụ, phương tiện vận tải hàng hóa có mã QR nhận diện được vận chuyển, vận tải vào thành phố; xe cá nhân của cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, phục vụ phòng, chống dịch và mục đích công vụ; xe đưa rước người dân thành phố về quê theo kế hoạch.

Văn bản nêu rõ cao điểm 2 tuần tới có ý nghĩa quyết định với kết quả phòng, chống dịch của thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu đoàn kết, thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, vượt qua thách thức, hành động quyết liệt, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Chỉ thị 16 được áp dụng toàn TP.HCM trong 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7. Thời gian này, các loại phương tiện công cộng, xe hợp đồng, xe ôm, xe hai bánh vận chuyển hành khách có sử dụng công nghệ đều tạm dừng hoạt động. Các dịch vụ bán đồ ăn mang về cũng phải tạm ngưng.

Sau 14 ngày áp dụng Chỉ thị 16, số ca nhiễm mỗi ngày tại TP.HCM vẫn liên tục tăng. Từ 27/4 đến sáng 23/7, TP.HCM ghi nhận 48.863 ca mắc Covid-19, là tâm dịch lớn nhất trên cả nước.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11998
  1. Mọi người dân TP.HCM đều được tiêm vắc xin Covid-19
  2. Chia tay Sài Gòn về quê vì Covid-19: Nước mắt, nụ cười ngày trở lại Huế thương!
  3. TP HCM: Phát hiện thêm 3 chuỗi lây nhiễm mới ở quận 10 và Tân Bình
  4. TP.HCM: 2 ca dương tính SARS-CoV-2 qua xét nghiệm ngẫu nhiên người đi đường
  5. Những trường hợp nào không được cấp giấy nhận diện ra vào TP.HCM?
  6. TP HCM gỡ phong tỏa 3 phường hơn 100.000 dân
  7. Từ hôm nay, người dân TP.HCM không ra đường sau 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau
  8. TP.HCM: Shipper chỉ được hoạt động theo từng khu vực quận huyện
  9. Ảnh: Đường phố Sài Gòn sau 18h vắng lặng như thế nào?
  10. Người dân TP HCM không được ra đường sau 18h từ ngày mai
  11. TP.HCM hiệu triệu y bác sĩ, hi vọng sớm đưa cuộc sống về bình thường
  12. Nhiều người ‘cãi lý’ khi bị lập biên bản vì ra đường không lý do chính đáng
  13. Thêm 1.890 ca bệnh COVID-19 ở TP.HCM được ra viện
  14. TP.HCM: Tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch sẽ được hỗ trợ tiêm vắc xin
  15. 15 ngày giãn cách, gần 250.000 lao động tự do ở TP.HCM đã được hỗ trợ
  16. TP Hồ Chí Minh tiếp tục siết chặt biện pháp chống dịch Covid-19
  17. Phó Bí thư Thường trực TP.HCM: Có thể sẽ giới hạn việc ra đường sau 18h
  18. Xét nghiệm Covid-19 lưu động cho tài xế chở hàng hoá trên đường
  19. TP.HCM có thêm 1.890 bệnh nhân COVID-19 xuất viện trong một ngày
  20. Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM: ‘Thắt chặt di chuyển bên trong thành phố’
  21. Nhiều cấp độ chống dịch ở TPHCM không hiệu quả, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất
  22. TP HCM sẽ hạn chế thời gian người dân được ra đường
Video và Bài nổi bật