Vì sao còn trẻ cần nỗ lực kiếm tiền: Để cha mẹ cần, con không bất lực

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tuổi trẻ là danh từ để chỉ quãng thời gian ngắn ngủi của mỗi người. Ở đó, bạn được quyền lựa chọn, nhưng hãy nhớ đừng để phải hối hận về sau.
Vì sao còn trẻ cần nỗ lực kiếm tiền: Để cha mẹ cần, con không bất lực
Sinh viên bị mắc kẹt giữa mùa dịch (Ảnh: ĐHQGHN)

T.T.T (sinh viên trường Đại học Nhân Văn TP.HCM) tính sẽ về quê sau khi kết thúc kì 1 thì dịch ập đến. Giữa Sài Gòn, may mắn T. có chị gái nên cũng không phải lo lắng nhiều về việc chợ búa. Nhưng ngược lại, với số tiền ít ỏi kiếm được bằng việc cộng tác, đã rất lâu rồi T. chẳng dám mua một ly trà sữa size lớn. Bởi, giữa mùa dịch, "tiêu sản" vào thức uống đắt đỏ là một thứ rất xa xỉ.

Cũng đồng cảnh với T., bạn Y.N - nhân viên văn phòng tại một công ty ở Phú Nhuận, cho biết, do những ngày trước tiền lương đi làm được "đầu tư" hết vào du lịch, hàng quán nên mùa dịch này cũng bấp bênh thấy rõ. Công ty cắt giảm nhân sự, Y.N không may nằm trong số đó, thất nghiệp một cách bất ngờ, cô nàng chới với khi nhìn vào số dư tài khoản hàng tháng.


Nhiều bạn trẻ ở trọ nhận đồ hỗ trợ sau khi phải ăn đồ khô suốt thời gian dài (Ảnh: Thanh niên)

T. và N. là 2 trong số rất nhiều người trẻ hiện giờ đang chọn lựa "chỉ sống một lần trên đời" thay vì "tiết kiệm cho tương lai". Cũng chính vì thói quen này, không ít cô cậu bất lực, loay hoay tìm cách xoay sở khi biến cố ập đến. 

Năm 23 tuổi, bắt đầu “ra đời” và trải nghiệm mọi thứ bằng tâm hồn như tấm chiếu mới trải. Dù đã có “bệ phóng”, hay đơn giản là “tay trắng làm nên sự nghiệp” thì tất cả đều chung một cảm xúc mới lạ. Ở đó, khi bạn chỉ kiếm ra 100.000 đồng mỗi ngày nhưng sẵn sàng chi tiền mua thỏi son tới gấp 3 lần thu nhập, thậm chí còn hơn thế nữa.


Nhiều người trẻ không chịu nỗ lực kiếm tiền, hoặc kiếm ra tiền cũng mang hết ra hưởng thụ, vậy tương lai thì sao? (Ảnh minh họa: Art)

Cốc trà sữa 1 lần topping còn hơi ít, cứ phải thoả mãn bản thân bằng thức uống ngốn gần cả trăm ngàn đồng. Không hiếm để bắt gặp những người nung nấu "ý chí tiết kiệm" từ khi mở mắt, nhưng tới tà chiều lại order hàng loạt như thói quen khó bỏ. Một bộ phận giới trẻ của hiện tại - là những người kiếm ra tiền, nên họ cho mình cái quyền được hưởng thụ, bởi, đời người chỉ “sống được lần chứ nhiêu”.

Năm 25 tuổi, nhiều người vẫn "chập chững" với số dư tài khoản chỉ vài triệu - thậm chí trăm ngàn đồng. Thế nhưng, thói quen tiêu xài lại tăng theo cấp số nhân. Nay ngày lễ, mai kỷ niệm, quà cáp, du lịch; kiếm ra được chục triệu cũng chỉ đủ bù các sự kiện lớn nhỏ. Vẫn trà sữa "full topping", có đôi giày phải mua thêm túi xách. Hàng hiệu thì tăng, số giờ làm giảm, họ quen với thói lười, làm nhiêu tiêu đó.


Đừng đứng yên chờ tiền tự tới nếu bạn không có chiếc nam châm này! (Ảnh minh họa: Pinterest)

Tới năm 30 tuổi, cũng là lúc “có tuổi” để phải nghĩ cho người khác. Gia đình nhỏ có thêm đứa con xinh. Thế nhưng, thu nhập tàng tàng lại đau đáu nhìn "con nhà người ta" mà bất lực. Là cảm giác thất bại, là lúc điều “giá như” và “ước gì” bắt đầu len lỏi.

Năm 35 tuổi, thu nhập có tăng cũng chỉ kịp phục vụ thêm "đứa nữa". Con lớn song ngữ, thì hà cớ gì cho đứa nhỏ chịu thiệt. Tháng 4-6 lon sữa, 2-3 bịch bỉm, ngót nghét thêm cả chục triệu đồng. Cơm áo gạo tiền, nỗi lo về điểm xuất phát của con cứ thế làm nhiều “tổ ấm” rơi vào cảnh lạnh như băng. Vợ khóc ngất khi thấy mình thiếu thốn đủ bề, không có tiền mới thấy "trầm cảm". Chồng thì suy sụp khi mang nhiều gánh nặng "tiền bao nhiêu cũng không đủ".


Thay vì lướt mạng xã hội, hãy lướt tay trên những tờ tiền (Ảnh minh họa: Pinterest)

Năm 45 tuổi, vào những khu điều trị bệnh lý nặng mới biết được thế nào “tiền như đổ bể”. Đối diện với hiểm nguy, khi bắt buộc có luôn cả tỷ đồng, nếu trong tay chỉ toàn là vết chai sạn, cảm giác bất lực đó ai thấu. Nước mắt lúc đó cũng chẳng cứu nổi lại quãng thời gian tuổi trẻ đầy lãng phí. Có thể cốc trà sữa, bữa ăn hay bộ đồ sang chảnh hôm nay chẳng là gì, nhưng nếu chỉ sống theo thói hưởng thụ, không nỗ lực kiếm tiền sẽ là những phút ân hận về sau. 

Tôi từng thấy nhiều bạn trẻ khóc thương cho không ít người nghèo khổ bị ảnh hưởng bởi dịch bênh. Tôi không nói về quá khứ hay nỗ lực kiếm tiền của họ, nhưng có vậy mới thấy, nếu còn trẻ không có chút tiền, thì khó khăn ập tới, chính các bạn là "nạn nhân" đầu tiên.


Một chiếc laptop xịn chắc chắn trải nghiệm hơn hẳn máy cây cùi bắp rồi nhỉ! (Ảnh minh họa: Tinh tế)

Ai nói là tiền không quan trọng, có hay không cũng chẳng sao, đó chắc chắn là những dũng sĩ mạng, chưa một lần nếm trải vị đời.

Còn trẻ, đừng dùng đồng tiền phung phí, cũng đừng nỗ lực bao nhiêu, tiêu xài bấy nhiêu. Còn cơ hội, đừng để tương lai phải ân hận!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật