Save da “Boss”: Chú mèo sống sót qua “địa ngục trần gian” và trở thành biểu tượng của ý chí sinh tồn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thế nhưng, cuối cùng mặc cho bao nhiêu nỗ lực lên án và ép buộc, lễ hội vô nhân tính này vẫn tiếp tục được tổ chức rầm rộ trong năm nay.
Save da “Boss”: Chú mèo sống sót qua “địa ngục trần gian” và trở thành biểu tượng của ý chí sinh tồn
Trong khung ảnh, hàng chục đồng loại khác của chú mèo này co ro, nép vào nhau sợ sệt. Không khó để đoán ra chúng đang bị buộc phải chứng kiến bạn bè của mình bị người đàn ông lưng trần giết

Hình ảnh một chú mèo trắng đốm đen, khuôn mặt buồn thảm thương đang bám trên hàng rào bên trong một lò mổ đã lay động trái tim những người yêu .


Lễ hội Yulin, hay còn gọi là lễ hội vải và thịt chó, được người dân thành phố Ngọc Lâm tổ chức từ năm 2010 và kéo dài trong khoảng 10 ngày, từ 21 - 30/06 nhằm mục đích chào đón ngày hạ chí.

Bên cạnh đó, thịt chó còn là thức ăn truyền thống ở một số vùng miền nam , nơi chúng được coi là tốt cho sức khỏe.


Lễ hội từ lâu là "cái gai" trong mắt những người yêu chó và các tổ chức bảo vệ động vật tại Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới.


Trong những năm qua, nhiều nhà hoạt động đã tổ chức các vụ "đột kích" vào lò mổ, chặn các xe chở chó để hạn chế phần nào việc giết mổ trong mùa lễ hội.

Được biết, hàng năm tại Trung Quốc có trên 10 triệu chú chó mèo bị giết để lấy thịt, trong đó riêng tại Yulin thì con số này là khoảng 10.000 con.


Thống kê cũng cho thấy đa số chó mèo bị bắt, giết và ăn thịt là thú cưng nuôi trong nhà, gián tiếp biến nơi đây trở thành nơi tiêu thụ chó mèo bắt trộm của những con buôn máu lạnh.

Tổ Chức Xã Hội Nhân Đạo Quốc Tế (Humane Society International, gọi tắt là HSI) đã chỉ trích lễ hội tại làng Ngọc Lâm là do những người kinh doanh thịt chó dựng nên. Theo tổ chức bảo vệ động vật này, thịt chó không nằm trong văn hóa ẩm thực chủ đạo của Trung Quốc. 


Tranh cãi và xung đột vẫn thường xuyên xảy ra giữa các nhà bảo vệ động vật và những người muốn bảo vệ phong tục địa phương.

Các nhà hoạt động vẫn luôn lên án việc giết mổ, mua bán và tiêu thụ là vô nhân đạo và không hợp vệ sinh. Nhiều người yêu động vật đã sẵn sàng vượt qua hàng ngàn km để đến lễ hội này với hy vọng giải cứu được càng nhiều chó mèo càng tốt, thậm chí có người con bỏ ra hơn 1000 USD để cứu thoát cho hơn 100 chú chó. 

Trong một cuộc giải cứu vào năm 2015, các nhân viên của tổ chức Humane Society International (HSI) đã cứu được một số chó mèo may mắn, trong đó có một chú mèo tên Huru

Hình ảnh chú mèo tội nghiệp đang cố gắng thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong chiếc lồng bẩn thỉu cùng người đàn ông vạm vỡ đang chực chờ xẻ thịt những con vật tội nghiệp đã khiến cho người xem bị xúc động mạnh.

Thật may là Huru đã may mắn thoát chết trong gang tấc ngay trước khi bị lột da và làm thịt. Nếu không được giải cứu kịp thời, chắc chắn chú mèo nhỏ này đã phải chịu chung số phận với những con vật đáng thương trong lễ hội vô nhân tính này.

Sau khi được giải cứu, Huru đã được tắm rửa và đưa đi hồi phục tại Hiệp Hội Cứu Hộ Động Vật Washington (Washington Animal Rescue League), nhận được sự chăm sóc của các cứu hộ viên ở đây.


Sau khi được kiểm tra sức khỏe và tập thích nghi với môi trường mới, chú mèo đáng yêu cùng các bạn của mình đã được giới thiệu để nhận nuôi và bắt đầu một cuộc sống mới.


Thế nhưng, sau cùng thì mặc cho bao nhiêu nỗ lực biểu tình và lên án, lễ hội vô nhân tính này vẫn tiếp tục được tổ chức rầm rộ trong năm 2018 này.

Nhiều người dân sống ở tỉnh Ngọc Lâm mong rằng mọi người có thể nhìn nhận lại lễ hội này một cách khách quan hơn khi chuyện máu me là không thể tránh khỏi khi giết chết bất cứ con vật nào. Tuy nhiên, lí do này có vẻ không được lọt tai những người yêu động vật cho lắm, bởi vốn dĩ mục đích ban đầu của lễ hội này đã là quá sai trái. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật