TOW mới dẫn đường bằng dây để đánh bại tăng Nga

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Defense News, Bộ Quốc phòng Mỹ và nhà thầu Raytheon vừa ký bản hợp đồng cung cấp lô tên lửa chống tăng TOW phiên bản mới.
TOW mới dẫn đường bằng dây để đánh bại tăng Nga
Tên lửa chống tăng TOW.

Tuyên bố của nhà thầu Raytheon cho biết, thương vụ này có trị giá 101 triệu USD cung cấp cho Quân đội Mỹ những hệ thống tên lửa chống tăng TOW phiên bản mới trang bị hệ thống dẫn đường bằng dây.

Lô tên lửa chống tăng TOW trong hợp đồng mới được trang bị cả bộ điều khiển laser và hệ thống điều khiển có dây (bị nhà sản xuất loại bỏ từ năm 2010).

Giải thích cho sự quay trở lại của hệ thống dẫn đường kiểu cũ, Raytheon cho rằng, đây là cách tốt nhất để vô hiệu hệ thống phòng vệ chủ động trên trên những cỗ tăng T-90 của Nga.

Quyết định dùng lại hệ thống dẫn đường bằng dây được cả nhà sản xuất và Bộ Quốc phòng Mỹ nhất trí sau khi hệ thống dẫn đường kiểu này được xác định đã vô hiệu hệ thống phòng thủ và phá hủy một cỗ tăng T-90A của Nga dù bộ đèn nhiễu OTShU-1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 trên xe vẫn hoạt động.

Chuyên gia của Defense News cho biết, OTShU-1-7 thuộc hệ thống Shtora-1 là một tổ hợp phòng vệ mềm, có khả năng đánh bại tất cả các loại tên lửa chống tăng có điều khiển. Kết cấu tổ hợp gồm các cảm biến laser xung quanh tháp pháo để thu tín hiệu khi xe bị hệ thống chỉ thị bằng hoặc đo xa laser chiếu đến, báo hiệu việc đang bị ngắm bắn.

Khi phát hiện đe dọa, máy tính trung tâm sẽ điều khiển các ống phóng đạn khói ngụy trang để làm mất phản xạ laser và che mắt xạ thủ ATGM giúp xe rút lui.

Cuối cùng là 2 mắt đỏ OTShU-1-7 để làm giả bước sóng của đèn tín hiệu lắp ở đuôi tên lửa, khiến hệ thống điều khiển bắn bị nhầm lẫn, làm nó đưa ra chỉ dẫn sai khiến tên lửa hoặc lao đầu xuống đất, hoặc là bay lên trời.

Nhưng hệ thống phòng vệ này chỉ có thể can thiệp vào những tên lửa tích hợp bộ điều khiển laser và không dùng dây dẫn nhưng lại không thể áp chế được đòn đánh của TOW hay bất kỳ dòng tên lửa nào dùng hệ thống dẫn đường bằng dây kiểu cũ.

Đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ quay lại thiết kế dẫn đường kiểu cũ trên lô TOW trong hợp đồng mới. Tuy nhiên, đây không phải tất cả những gì TOW có thể làm khi tấn công đối thủ bởi theo tiết lộ, TOW hiện có 2 phiên bản TOW-2A và TOW-2B với cách tấn công cực thông minh.

Tổ hợp TOW-2A sử dụng tên lửa với loại hai đầu đạn – đầu đạn chính và đầu đạn phụ. Khi tấn công mục tiêu tên lửa TOW-2A sẽ kích hoạt đầu đạn phụ trợ, tạo ra một phản lực tích lũy và sẽ kích hoạt hệ thống bảo vệ động lực học của xe tăng tiếp đó viên đạn đi sau phụ trách chính việc vượt qua lớp bảo vệ và xuyên thủng vỏ thép của xe tăng. Cách tấn công tương tự như hệ thống RPG-30 của Nga.

TOW-2A có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 3.750m, tốc độ tên lửa vào khoảng 180 m/s. Trong khi đó, tên lửa TOW-2B lại sở hữu đòn tấn công mục tiêu từ phía trên, nơi mà vỏ giáp mỏng nhất. Phần chiến đấu của TOW-2B kích nổ theo kiểu va chạm.

Với đòn đánh kiểu đột nóc tương tự của Javelin, Mỹ tin rằng TOW-2B đủ sức hạ gục bất kỳ cỗ tăng mạnh nhất nào hiện nay của Nga dù đó là T-90 hay sắp tới là Armata.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật