Những rủi ro tiềm ẩn khi mang thai sau tuổi 35

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai thường phải đối mặt một số rủi ro nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Những rủi ro tiềm ẩn khi mang thai sau tuổi 35
Nguy cơ khó thụ thai ở phụ nữ sau tuổi 35 tăng cao. Ảnh: Healthline.

Trong thời đại công nghiệp phát triển, phụ nữ càng có xu hướng sinh con muộn nhiều hơn, đặc biệt sau tuổi 35. Dù có sức khỏe tốt và hoàn toàn có thể sinh ra một em bé khỏe mạnh, phụ nữ mang thai ở độ tuổi này cần lưu ý đến những vấn đề có nguy cơ xảy ra cho cả mẹ và bé.

rủi ro khi mang thai muộn

Theo Mayo Clinic, tuổi tác cao không chỉ làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ, mà còn là yếu tố nguy cơ khiến đứa bé sinh ra mắc phải các dị tật di truyền. Những rủi ro nhất định có thể gặp phải khi mang thai sau 35 tuổi bao gồm: huyết áp cao, u xơ tử cung, tiền sản giật, sẩy thai, sinh non, nhau thai bất thường, xuất huyết bất thường...

Khó thụ thai

Phụ nữ khi sinh ra chỉ có một số lượng trứng nhất định. Từ độ tuổi 30, chất lượng trứng có thể suy giảm và trứng cũng ít rụng hơn dù kinh nguyệt vẫn đều đặn. Chưa kể, khi đã có tuổi, trứng cũng không dễ thụ tinh như thời còn trẻ. Nếu ở tuổi 30, khả năng thụ thai trong mỗi chu kỳ là khoảng 20%, nhưng tới tuổi 35, con số này càng giảm.

Nguy cơ dị tật cao

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ rủi ro bất thường khi mang thai chỉ ở khoảng 1/500, khả năng bé mắc hội chứng Down khoảng 1/1.100. Trong khi đó, tỷ lệ rủi ro này với phụ nữ mang thai ở tuổi 35 là khoảng 1/180, tỷ lệ mắc bệnh Down là 1/350.

Nguyên nhân là chất lượng trứng cũng như nội tiết tố của phụ nữ trong độ tuổi 35 không còn ổn định như trước, phôi thai có vấn đề về nhiễm sắc thể cũng xuất hiện nhiều hơn. Điều này dễ dẫn đến khả năng sinh con bị khuyết tật.

Phữn trên 35 tuổi có khả năng sinh non và trẻ dễ bị nhẹ cân. Trẻ sinh non, đặc biệt là những trẻ sinh sớm nhất, thường có các vấn đề y tế phức tạp.

Dễ bị cao huyết áp cao

Theo Medical News Today, một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tuổi dễ bị tình trạng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai: trước 20 tuần (tăng huyết áp mạn tính), sau 20 tuần (tăng huyết áp thai kỳ) hoặc sau 20 tuần và đi kèm với protein trong nước tiểu (tiền sản giật).

Tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Đây là loại bệnh tiểu đường chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai, phổ biến hơn khi phụ nữ lớn tuổi. Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khiến em bé phát triển lớn hơn đáng kể so với mức trung bình, làm tăng nguy cơ bị thương trong khi sinh. bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, huyết áp cao trong thai kỳ và các biến chứng cho trẻ sau khi sinh.

Nguy cơ sẩy thai cao

Phụ nữ ở độ tuổi ngoài 35 mang thai thường có nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu cao hơn so với người trẻ. Nguy cơ sẩy thai cũng tăng theo độ tuổi, trong khi phụ nữ ở độ tuổi 35 là 20%, thì phụ nữ ở độ tuổi 45 lên tới 35%. Tỷ lệ sẩy thai cao được cho là do tình trạng sức khỏe của mẹ và sự hiện diện của các nhiễm sắc thể bất thường ở thai nhi. Ngoài ra, hiện tượng thai chết lưu còn có thể xảy ra tự nhiên ở giai đoạn muộn của thai kỳ.

Phụ nữ sau tuổi 35 khi mang thai cần được chăm sóc cẩn thận để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Ảnh: CCRM.

Lưu ý khi mang thai trên tuổi 35

Theo Webmd, chăm sóc bản thân cẩn thận là cách tốt nhất để bảo vệ em bé và sức khỏe của bạn khi mang thai ở độ tuổi 35. Đặc biệt, bạn cần chú ý đến những điều cơ bản:

Thăm khám thường xuyên

Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi cần được chăm sóc cẩn thận trước khi sinh. Điều này giúp sức khỏe của bạn và thai nhi được bảo vệ an toàn hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào xảy ra. Tư vấn tâm lý thời điểm này cũng rất quan trọng, giúp thai phụ cảm thấy thoải mái hơn.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Trong thời kỳ mang thai, bạn sẽ cần nhiều axit folic, canxi, sắt, vitamin D và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Nếu bạn đã thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hãy duy trì nó. Bổ sung hàng ngày một loại vitamin trước khi sinh - lý tưởng nhất là bắt đầu một vài tháng trước khi thụ thai - có thể giúp bạn có đủ dưỡng chất cho cả mẹ và con.

Tăng cân vừa phải

Tăng cân đúng mức có thể hỗ trợ sức khỏe của em bé và giúp bạn giảm cân sau khi sinh dễ dàng hơn. Nói chuyện với bác sĩ để xác định yếu tố phù hợp với bạn và lên kế hoạch cụ thể cho quá trình tăng cân.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm bớt, hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu, tăng cường năng lượng và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Nó cũng giúp bạn tăng sức chịu đựng và sức mạnh cơ bắp cho quá trình chuyển dạ và sinh con.

Tuy nhiên, khi mang thai ở độ tuổi muộn như vậy, bạn cần được tư vấn kỹ lưỡng trước khi bắt đầu tập thể dục.

Tránh các chất có nguy cơ

Rượu, thu‌ốc l‌á là những thứ không được phép sử dụng trong thời kỳ mang thai. Rượu làm tăng nguy cơ mắc một loạt các khuyết tật về tinh thần và thể chất của bé. Hút thuốc làm tăng khả năng sinh con nhẹ cân, thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi. Không hút thuốc cũng có thể giúp ngăn ngừa tiền sản giật.

Ngoài ra, phụ nữ cần tìm hiểu về các hó‌a chấ‌t độc hại trong môi trường sống và làm việc để hạn chế khả năng tiếp xúc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật