Hàng nghìn người tại Israel mắc Covid-19 sau khi tiêm vaccine của Mỹ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hơn 2 triệu người tại Israel đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do Pfizer/BioNTech sản xuất.
Hàng nghìn người tại Israel mắc Covid-19 sau khi tiêm vaccine của Mỹ
Hơn 12.400 người tại Israel mắc Covid-19 sau khi tiêm vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất. Ảnh: Global Times.

Theo Global Times, Bộ Y tế Israel đã kiểm tra 189.000 người dân sau khi họ tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech. Kết quả khiến họ bất ngờ khi 6,6% người dân, bao gồm 69 trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, vẫn có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Trong báo cáo gửi tới truyền thông, cơ quan trên nhấn mạnh “một liều vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech dường như kém hiệu quả hơn” những gì họ kỳ vọng. Chuyên gia về SARS-CoV-2 tại Israel, Nachman Ash, cho rằng hiệu quả của vaccine thậm chí thấp hơn kết quả 52% mà Pfizer/BioNTech đưa ra.

Trước đó, các báo cáo của vaccine này cho thấy nó có thể mang đến hiệu quả tới 95% trong những thử nghiệm lâm sàng trên người giai đoạn III. Điều này dấy lên nghi ngờ về hiệu quả thực sự của loại vaccine này.

Một số chuyên gia đánh giá đây có thể là dấu hiệu cho thấy hiệu quả đó không phải lúc nào cũng giống dữ liệu từ phòng thí nghiệm, nơi vốn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường, số tình nguyện viên. Quan trọng hơn, họ cảnh vaccine không phải thuốc chữa, ngừa bách bệnh. Đeo khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ ngăn virus vẫn là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay.

Trả lời phỏng vấn của Global Times, Feng Duojia, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp vaccine Trung Quốc, cho rằng những trường hợp mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine có thể đã bị nhiễm virus từ trước.

Ông Feng giải thích thêm vaccine có thể không ngăn ngừa 100% nguy cơ nhiễm virus. Thay vào đó, nó có chức năng giảm tỷ lệ mắc bệnh và hạn chế nguy cơ rơi vào tình trạng nghêm trọng.

Thông thường, sau 14 ngày kể từ thời điểm tiêm chủng, vaccine mới xây dựng được khả năng miễn dịch hiệu quả trong c‌ơ th‌ể người nhận.

Theo báo cáo của truyền thông Israel, trong vòng hai tuần sau liều đầu tiên, người dân tại quốc gia này vẫn có tỷ lệ lây nhiễm tương tự nhóm chưa tiêm. Nhưng những người tiêm đủ hai mũi có tỷ lệ lây nhiễm ít hơn 33%.

Global Times đã tham khảo một số ý kiến của chuyên gia. Theo họ, sự khác biệt giữa môi trường thử nghiệm và bên ngoài có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng người dân vẫn mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine phòng ngừa. Chẳng hạn quy mô của đợt thử nghiệm, không rõ tình nguyện viên có đeo khẩu trang sau khi tiêm hay không. Những điều này đều có thể dẫn đến những sai lệch về kết quả.

Theo ông Feng, bất kỳ loại vaccine nào sau khi được cấp phép đều sẽ phải trải qua giai đoạn đánh giá tiếp theo gọi là thử nghiệm lâm sàng giai đoạn IV. Nó diễn ra trên hàng loạt người, quy mô lớn hơn rất nhiều và là căn cứ để nghiên cứu thêm về tính an toàn, hiệu quả.

Do đó, chúng ta không nên phụ thuộc hoàn toàn vào vaccine mà vẫn nên giữ những biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, sửa tay bằng xà bông thường xuyên.

Từ tháng 3/2020, chính phủ Israel đã thông báo về kế hoạch tiêm chủng vaccine cho 5,2 triệu trên tổng số 9 triệu dân. Đến nay, hơn 2 triệu người đã được tiêm vaccine.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật