Mì ăn liền không hề “gây nóng trong” như lầm tưởng bao lâu nay: Cuối cùng các BS đã lên tiếng minh oan

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các mẹ có bị mọc mụn trên mặt vì ăn nóng không? Em thì khổ sở chỉ vì cái mặt mà không dám ăn những món mình thích, nhất là mì tôm. Hôm em đi siêu thị với đứa bạn, đến trưa nó rủ đi ăn mì úp thịt bò nghĩ thèm lắm mà không dám. Em bảo: ’Sợ nóng lắm, tao cứ ăn mì vào là bị nóng trong lại mọc mụn’, bạn em bảo: Mọc mụn là do mày ăn gì thì không biết chứ không có chuyện mì tôm gây nóng trong nhé!
Mì ăn liền không hề “gây nóng trong” như lầm tưởng bao lâu nay: Cuối cùng các BS đã lên tiếng minh oan
Hình minh họa, internet

                                                                        Xem Video: Hại sức khỏe vì lạ‌m dụn‌g mì ăn liền
                                                                     
Lần đầu tiên em nghe thấy có đứa bảo mì tôm không nóng, tưởng nó nói đùa nhưng nó nhất định khẳng định là nó nói đúng, có cơ sở khoa học hẳn hoi. Sau đó 2 đứa tạt vào quan nước thì nó cho em xem cả bài lý giải của các bác sĩ luôn. Em cứ ố á ngạc nghiên. Nay lên đây buôn với các mẹ vì chắc chắn ở đây có nhiều người cũng đang lầm tưởng đấy.

Các bác sĩ khẳng định: Không có thực phẩm riêng lẻ nào là gây nóng như chúng ta vẫn nghĩ

Không chỉ có mì ăn liền mà nhiều thực phẩm khác cũng được xếp hạng là ’gây nóng’ như quả sầu riêng, quả vải, nhãn, mận, đào, dứa. Lý do nhiều người nghĩ như vậy là trong Đông y đã tồn tại khái niệm thực phẩm có tính nóng (ôn hoặc nhiệt) từ lâu.

TS.BS. Trương Hồng Sơn, viện trưởng viện Y học Ứng dụng giải thích: Trong y học cổ truyền, tứ vị của thực phẩm là hàn – lương – ôn – nhiệt (lạnh – mát – ấm – nóng). Tuy nhiên, những thực phẩm dù có tính nhiệt cũng không hẳn là nguyên nhân gây nóng trong vì nóng hay không còn phụ thuộc vào mỗi người lại có thể hàn hay nhiệt khác nhau.

Chính vì thế mới xảy ra hiện tượng: Có người ăn loại thực phẩm này thấy nóng nhưng người khác khôn. Thêm vào đó, Đông y cũng không so sánh món ăn nhiệt hay hàn tốt hơn mà cái quan trọng nhất là cân bằng dinh dưỡng giữa hàn – nhiệt.

Lý giải về hiện tượng nóng trong mà nhiều người hay gặp phải, y học cổ truyền cho rằng: Do chức năng phủ tạng yếu, các chức năng giải độc không hiệu quả, khiến cho nhiều loại độc tố tích tụ trong người. Đặc biệt những người có chức năng gan kém sẽ càng dễ gây mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa (vì gan là nhiệm vụ chuyển hóa dinh dưỡng, phân hủy chất béo, kiểm soát đường trong máu và rất nhiều chức năng ’lọc thải’ khác)

Lý do gì mà nhiều người nghĩ rằng mì ăn liền gây nóng?

Lúc nào cũng nghĩ là mì ăn liền gây nóng nhưng có bao giờ đặt ra câu hỏi là tại sao chưa? Mì ăn liền thực sự ’có lỗi’ hay do chúng ta truyền miệng nhau những điều chưa đúng? Người thì bảo nóng do chiên nhiều dầu, người thì lại bảo nó nóng do chứa nhiều tinh bột?

Hình minh họa, internet

Chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân sâu xa nhé

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Nguyên phó viện trưởng viện Dinh dưỡng QG cho ngành dinh dưỡng VN nói trên báo SK.ĐS: Một gói mì ăn liền loại thông dụng khoảng 75 gram có các thành phần bao gồm:

- Chủ yếu là chất bột đường (40-50 g)

- Chất béo 10 - 13 g (tính cả gói dầu)

- Đạm thường không ít hơn 6,8g, giúp bổ sung cho c‌ơ th‌ể 300 - 350 Kcal, khoảng 15% - 17% nhu cầu năng lượng của người trưởng thành mỗi ngày.

Tóm lại: Lượng dầu trong mì ăn liền sẽ tương đương khoảng 4 miếng đậu rán hoặc chỉ hơn 1g so với một bát phở gà bình dân. Thêm vào đó, lượng tinh bột trong mì ăn liền khoảng bằng một bát phở gà bình dân, kém 30g bánh bao nhân thịt, hơn 20g so với bánh mì. Như vậy là một lượng không hề quá lớn, thậm chí ít hơn khi chúng ta ăn quá nhiều các thực phẩm béo khác.

TS.BS. Trương Hồng Sơn nói thêm, hoàn toàn không tìm thấy thành phần nào trong mì ăn liền là gây nóng. Xét về mặt bản chất, tinh bột hay dầu đều không phải là lý do gây nóng. Chúng ta không nên lo sợ mì ăn liền gây nóng mà hãy ăn uống đa dạng, hợp lý để tốt cho sức khỏe hơn. Các bác sĩ khuyên khi ăn mì ăn liền nên kết hợp cùng rau xanh, thịt, trứng để đảm bảo cân bằng các dưỡng chất.

Vậy tại sao có những người sau khi ăn mì lại bị nổi mụn?

Về mặt khoa học, mì ăn liền không gây nóng vậy tại sao có những người bị nổi mụn khi ăn xong? Tình trạng này chính là do thói quen ăn mì đi kèm chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh như ăn quá nhiều đồ chiên rán khác, sử dụng thức uống có cồn, thức quá khuya, môi trường làm việc độc hại… Những yếu tố hợp lại cùng thời điểm sẽ gây ra rối loạn, nổi mụn là một trong những biểu hiện đó.

Ngoài ra, còn có lý do về độ tuổi gây nổi mụn. Như lứa tuổi dậ‌y th‌ì của học sinh, sinh viên có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh cũng tăng nguy cơ nổi mụn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật