Đà Nẵng xây dựng thành phố an toàn, không B.L với phụ nữ và trẻ em

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chiều 20-11, Hội Liên hiệp phụ nữ TP tổ chức Hội thảo tham vấn thành phố an toàn – không B.L với phụ nữ và trẻ em.
Đà Nẵng xây dựng thành phố an toàn, không B.L với phụ nữ và trẻ em
Các nhóm thảo luận các vấn đề xoay quanh các đề tài thảo luận.   Ảnh: D.H

Xem Video: 911- THƯƠNG HIỆU XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG THÀNH PHỐ AN BÌNH

//

Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hội LHPN các cấp. Hội thảo chia thành các nhóm thảo luận về các vấn đề như: Giải pháp đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng tại các cơ sở giáo dục; giải pháp quy hoạch đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng tại đô thị; giải pháp quy hoạch đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn, 4 hợp phần của gói dịch vụ thiết yếu ; tính khả thi của mô hình một cửa các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại Đà Nẵng. Từ những nội dung trên, chương trình tập trung nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng môi trường thân thiện với phụ nữ và trẻ em; đồng thời tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống B.L phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố.

Tại Hội thảo, các diễn giả đến từ Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Hội LHPN TP Đà Nẵng đã phổ biến các kiến thức cơ bản, cần thiết như: Gói dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân bị B.L; mô hình một cửa các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân; dự thảo Đề án xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn, không B.L với phụ nữ, trẻ em của UBND thành phố Đà Nẵng. Các đại biểu tiến hành thảo luận nhóm, đặt nhiều câu hỏi và trình bày ý kiến về 4 hợp phần của Gói dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân bị B.L, tính khả thi của mô hình Một cửa các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại Đà Nẵng...

Theo báo cáo, Đà Nẵng hiện có nhiều cách làm hay, sáng tạo và bài bản về công tác phòng, chống B.L gia đình nói riêng, cũng như B.L giới nói chung, nhưng vẫn còn xảy ra nhiều vụ việc có tính chất nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề cho nạn nhân và xã hội. Trong 10 năm qua, tại Đà Nẵng đã có 1.957 người gây B.L gia đình bị xử lý. Con số này cho thấy các cấp, các ngành, cá nhân cần nỗ lực hành động mạnh mẽ hơn nữa để đạt được mục tiêu thành phố đáng sống, an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Chính vì vậy, Đà Nẵng đang xây dựng Đề án TP an toàn, không B.L với phụ nữ, trẻ em từ năm 2020-2025, phấn đấu đến năm 2030 có 100% xã, phường, trường học, cơ quan có quy định về an toàn, không B.L; 80% địa điểm công cộng đảm bảo cơ sở hạ tầng an toàn, thân thiện; 100% nạn nhân bị B.L được phát hiện, hỗ trợ và can thiệp kịp thời; mỗi quận, huyện xây dựng và triển khai ít nhất một mô hình hỗ trợ một cửa kết nối...

Để thực hiện Đề án, TP Đà Nẵng triển khai đồng bộ các giải pháp: Tuyên truyền nâng cao nhận thức và huy động sức mạnh dư luận xã hội; cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn, thân thiện; thành lập các gói dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị B.L; xây dựng và hoàn thiện Pháp Luật, chính sách; nâng cao năng lực và trách nhiệm của hệ thống chính trị... Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng là cơ quan chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện đề án, tham mưu UBND TP và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật