Hành trình tìm lại hình hài nguyên vẹn của Song Nhi: Món quà cho tất cả

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kết quả sau cuộc đại phẫu lạ thường ấy là bước ngoặt định mệnh cho chính 2 em, là niềm vui to lớn cho cha mẹ, là sự đền đáp xứng đáng cho những chiến binh áo trắng đã luôn miệt mài đồng hành, và đơn giản, là một cảm xúc sáng đẹp cho những ai tình cờ biết đến câu chuyện này.
Hành trình tìm lại hình hài nguyên vẹn của Song Nhi: Món quà cho tất cả
Khoảnh khắc chào đời của cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi (Ảnh: BVCC)

Được sống…

Nhiều người hay nói ‘sự sống chính là một món quà’, và đôi khi, sự sống vẹn nguyên, bình an là một món quà không dễ được tạo hóa trao ngay từ đầu, mà buộc con người phải chắt chiu, hoàn thiện nó…

Trúc Nhi và Diệu Nhi sinh ngày 07/06/2019, tại bệnh viện Hùng Vương, là con của một thai phụ sinh năm 1994, sống ở TP.HCM.

Cặp song sinh được xác định dính nhau vùng bụng chậu, tứ chi đầy đủ, hai cơ quan sin‌ּh dụ‌ּc và một hậu môn (Ảnh: BVCC)

Đây là trường hợp song sinh dính liền vô cùng hiếm gặp, dính nhau vùng bụng chậu với 4 chân tách rời theo kiểu Ischiopagus Tetrapus. Theo thống kê, tỷ lệ song sinh dính nhau trên thế giới là 1/200.000 trẻ, trong đó, trường hợp Ischiopagus Tetrapus chỉ chiếm 6%.

Ngoài ra, do sinh non, nên hai bé bị suy hô hấp, mắc bệnh lý màng trong, và được đưa ngay về bệnh viện Nhi đồng Thành phố TPHCM điều trị. Trong suốt 13 tháng sau đó, cả hai em được chăm sóc, nuôi dưỡng bằng chế độ đặc biệt.

Những ngày đầu tiên đến với thế giới không hề suôn sẻ, chính bản thân hai sinh linh ấy, với nỗi khát khao sự sống nguyên sơ, may mắn đã bình an tồn tại qua từng ngày thấp thỏm, chờ đến thời điểm đủ cứng cáp, mới có thể tiến hành đại phẫu.

5h30 phút sáng ngày 18/04, hai bé được đưa vào phòng mổ, để chuẩn bị cho ca phẫu thuật dự kiến kéo dài suốt 12 giờ (Ảnh: bệnh viện Nhi đồng Thành phố TPHCM)

Hàng loạt những thao tác đại phẫu căng thẳng diễn ra trong phòng mổ, khi được tiết lộ khiến người nghe không khỏi xót xa: Tách bàng quang, tách tử cung, tách â‌ּm đạ‌ּo niệu quản, tách xương chậu… Trong khi phẫu thuật, các em còn phải được truyền thêm máu mới có thể tiếp tục các thao tác dao kéo khác.

Ảnh: bệnh viện Nhi đồng Thành phố TPHCM

Sau khi tách xương chậu, mỗi bé lại phải tiếp tục trải qua những giai đoạn tiếp theo, cũng cam go không kém, để khắc phục những phần c‌ơ th‌ể còn thiếu như khép xương mu, tạo hình khung chậu, phục hồi thành bụng, nối lại niệu quản, dẫn lưu bàng quang ra da, làm hậu môn nhân tạo, tái tạo khung chậu….

Những can thiệp lên c‌ơ th‌ể rất sâu và đau đớn, trong khi, c‌ơ th‌ể hai em chỉ là da thịt mềm và non nớt của trẻ thơ. Phía trước, hai bé vẫn còn 4 cuộc phẫu thuật nữa để hoàn thiện những phần dở dang của tạo hóa.

Ảnh: bệnh viện Nhi đồng Thành phố TPHCM

Nhưng đến hiện tại, sự sống mà cha mẹ và đội ngũ y bác sĩ cố gắng vun vén cho hai em cơ bản đã vững chãi. Món quà về sự sống, chính là món quà to lớn nhất, mà hai thiên thần nhỏ của chúng ta nhận được, sau những thử thách cam go về sinh mệnh vừa qua.

Ra đời vẹn nguyên hình hài với nhiều đứa trẻ chỉ đơn thuần là rơi đúng điểm xuất phát, còn với Trúc Nhi và Diệu Nhi, đó lại là một thử thách cần sự đánh đổi. Và may thay, mọi chuyện bình an…

Cha và mẹ: Từng có ý định cứ để vậy nuôi con

Chị Hồng Thuý (26 tuổi) và chồng, anh Hoàng Anh (32 tuổi) – cha và mẹ của Trúc Nhi, Diệu Nhi đã từng đứng trước một lựa chọn vô cùng khắc nghiệt. Vào tuần 16 thai kì, thai nhi bị phát hiện có những khiếm khuyết phức tạp, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Hầu hết những trường hợp này đều được tư vấn nên chấm dứt thai kì.

Nhưng hai vợ chồng vẫn cương quyết giữ, để cho con cơ hội được chào đời. Tinh thần quyết liệt, kiên định ấy đã làm các vị y bác sĩ cảm động, sẵn sàng đồng hành cùng gia đình nhỏ trong những khó khăn khôn lường phía trước.

Ngày hai con chào đời là một ngày đáng nhớ. Và ngày tiến hành ca đại phẫu định mệnh, lại càng là ngày không thể nào quên trong cuộc đời của chị Thúy, anh Anh.

’Thương hai thiên thần nhỏ của mẹ. Mẹ đã cố gắng hết sức, đã đánh đổi tất cả vì hai con, chỉ mong hai con có cuộc đời bình an. Nếu ai hỏi mẹ có hối hận không thì mẹ xin trả lời là không. Dù có như thế nào thì con vẫn là con của mẹ, hãy biết trân trọng bản thân mình con nhé’, người làm mẹ dốc lòng.

Cha mẹ song Nhi nghẹn ngào trước thời khắc đưa con vào phòng mổ (Ảnh: bệnh viện Nhi đồng Thành phố TP.HCM)

‘Tôi từng nghĩ hay là cứ để như vậy nuôi con lớn, nhưng nghĩ kỹ thì đó là tương lai của hai con. 74% thành công chưa kể các dị tật về sau, 26% t‌ử von‌g có thể một bé có thể là cả hai bé.

Chính tay chúng tôi đưa con đến phòng mổ. Ở ngoài, cả hai vợ chồng đứng ngồi không yên, người nóng rừng rực. Mặc dù rất mệt mỏi nhưng không thể ngừng coi tin tức về con.

Khi ca mổ thành công mọi thứ như vỡ òa ra. Không câu từ nào có thể diễn tả được sự vui sướng, xúc động khi thấy hai con khác với hình ảnh quen thuộc hằng ngày’, anh Hoàng Anh chia sẻ với phóng viên của báo Báo .

Khoảnh khắc đoàn tụ đầy ấm áp sau ca phẫu thuật sống còn (Ảnh: bệnh viện Nhi đồng Thành phố TPHCM)

Sau cuộc đại phẫu sinh tử, hai anh chị lại tiếp tục đồng hành cùng con trong suốt những ngày hậu phẫu gian nan. Trúc Nhi và Diệu Nhi dẫu có những tín hiệu sức khỏe khả quan, nhưng vẫn còn ở đó những cam go chờ sẵn.

Trúc Nhi không có dấu tích hậu môn thật cũng như các cơ vòng, hệ thần kinh nên khả năng sẽ dùng hậu môn giả suốt đời. Diệu Nhi thì bị lõm ngực nhẹ, hẹp phế quản, cần tiếp tục theo dõi và xem xét phẫu thuật lõm ngực sau 6 tuổi. Vì sinh non tháng, cả hai bé đều bị giãn não thất, ngoài ra, Diệu Nhi kèm tổn thương di chứng vùng thuỳ trán bên phải.

Trước mắt, hai em cần được nuôi nấng, chăm sóc tăng cân, tăng chiều ca, tăng cường tập luyện vật lý trị liệu, để tăng sức cơ, ổn định cột sống, tập ngôi vững, đứng vững, rồi đi độc lập (Ảnh: bệnh viện Nhi đồng Thành phố TP.HCM)

Con đường đồng hành của anh và chị cùng con không tính theo ngày, theo tháng, theo năm mà tính cả một đời. Chỉ có bằng tình yêu phi thường, mới tạo ra sự kiên định và bao dung lớn lao như thế, và sự hi sinh ấy không cần bất kì sự báo đáp nào khác nữa, chỉ cần con mình vẫn sống, vẫn tồn tại và lớn lên là đủ.

’Tình yêu của người mẹ này vô cùng mãnh liệt. Với người phụ nữ mang nặng đẻ đau, việc chấp nhận một sự thật con mình dị tật là không hề đơn giản. Chưa kể việc chấp nhận một hành trình khó khăn sau đó mà chưa chắc y khoa có thể can thiệp được, quả thật mà nói đó là một người mẹ rất bản lĩnh, có tình thương con vô bờ bến’, bác sĩ Diễm Tuyết – Giám đốc bệnh viện Hùng Vương chia sẻ về chị Thúy.

Người ta bảo, con cái là lộc trời cho. Trúc Nhi và Diệu Nhi được trở nên giống như bao đứa trẻ bình thường khác, là món quà lớn lao hơn bất kì món quà nào mà người làm cha, làm mẹ này muốn nhận.

Song Nhi hồn nhiên, đáng yêu trong ngày xuất viện, cùng cha mẹ về nhà 

Những chiến binh áo trắng đã làm nên lịch sử

Từ đầu năm đến nay, trước những ảnh hưởng vượt ngoài sức tưởng tượng của đại dịch Covid-19, nền y học nước nhà liên tục đón những tin đại thắng, nức lòng người dân. Cuộc đại phẫu thành công này đã góp thêm vào đó một thanh âm tự hào rền vang nữa.

TS.BS.Trương Quang Định, Giám đốc bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, đơn vị đã phối hợp với bệnh viện Hùng Vương (nơi hai em được sinh ra), để lên các bước chuẩn bị kĩ lưỡng, tỉ mỉ về ca phẫu thuật tách ngay từ ngày Trúc Nhi và Diệu Nhi chào đời.

Một mạng lưới y khoa cả nước được huy động, vì mạng sống kéo dài đến 60-70 mươi năm của 2 con người. Ca đại phẫu có sự tham gia, đóng góp của 93 y bác sĩ từ các bệnh viện hàng đầu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh gồm: bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Xuyên Á…

Đội ngũ tham gia phẫu thuật lên đến gần 100 y bác sĩ (Ảnh: bệnh viện Nhi đồng Thành phố TPHCM)

Thời khắc những vết mổ đầu tiên được thực hiện (Ảnh: bệnh viện Nhi đồng Thành phố TPHCM)

Trường hợp Trúc Nhi – Diệu Nhi là một trong những ca song sinh dính liền hiếm gặp nhất tại Việt Nam.

’Ca mổ sẽ là cột mốc lịch sử cho sự tiến bộ của ngành y tế Việt Nam, kể từ sau 32 năm mổ tách thành công cặp song sinh dính liền Việt - Đức’, GS.BS Trần Đông A (1 trong 9 vị tham vấn chuyên môn cho ca mổ) chia sẻ.

’Các bác sĩ xin phép đấng tạo hóa để khai sinh ra hai con một lần nữa với hình hài nguyên vẹn, trả lại cho hai con một cuộc đời lành lặn như bao đứa trẻ khác’, là những dòng mà TS.BS Trương Quang Định - giám đốc bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP.HCM) viết trên trang cá nhân của mình một ngày trước ca đại phẫu, mà mình là phẫu thuật viên chính.

Bác sĩ Định đang trong lúc phẫu thuật (Ảnh: bệnh viện Nhi đồng Thành phố TPHCM)

Cuộc phẫu thuật như một thử thách ‘lịch sử’ cho năng lực của đội ngũ y khoa Việt Nam bấy giờ. Ngoài sự vững vàng về chuyên môn, những con người áo trắng đáng kính còn phải dốc thêm vào đó y đức vời vợi, bao la của mình, mới có đủ bản lĩnh tiếp nhận và ‘ra trận’.

Và sau đó, cuộc phẫu thuật thành công ngoài mong đợi.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, qua quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế, đã gửi lời chúc mừng những nỗ lực vượt bậc của ekip thực hiện phẫu thuật, đồng thời, gửi lời thăm hỏi tới cha mẹ và quà cho hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi.

Ngày 20/7/2020, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng lãnh đạo Bộ Y tế đến bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm hai bé song sinh Diệu Nhi, Trúc Nhi, chúc mừng và tuyên dương đội ngũ thực hiện (Ảnh: Minh Ngọc)

Ca mổ Trúc Nhi - Diệu Nhi sau đó còn được xác nhận kỷ lục với tên: ‘Ca đại phẫu thuật phức tạp với đội ngũ y, bác sĩ tham gia nhiều nhất Việt Nam để mổ tách dính vùng bụng chậu cho cặp song sinh’.

Những tín hiệu trên như một công nhận không thể rõ ràng hơn, về sức ảnh hưởng của câu chuyện này đối với xã hội. Nhưng tất nhiên, chừng ấy danh hiệu cũng khó có thể đủ xứng với những gì mà các y bác sĩ đã cống hiến.

Không chỉ bệnh viện, nơi này giống như một gia đình (Ảnh: bệnh viện Nhi đồng Thành phố TPHCM)

Lương y như từ mẫu, cha mẹ là người sinh ra các em lần đầu, các vị y bác sĩ là người mang cơ hội sống vẹn nguyên đến thêm lần nữa. Sự sống của các em là món quà về tinh thần lớn lao với những ai trực tiếp tham gia ca phẫu thuật, và sau đó, giúp đưa tên tuổi của những lương y trong câu chuyện này, trở thành những cái tên được nhắc mãi trong lịch sử nền y học nước nhà.

Còn với những ai từng đọc qua câu chuyện này, thứ họ cảm thấy qua hình, qua chữ, có thể chỉ là một chút cảm xúc nhẹ nhõm giữa không khí ảm đạm mùa đại dịch, một sự biết ơn nhỏ nhoi vì câu chuyện kết thúc có hậu, hay đơn thuần, vui như niềm vui được đọc lại câu chuyện cổ tích ngày xưa… nhưng đó chẳng phải đều là những món quà hay sao. Một món quà cho tất cả...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật