COVID-19 trở lại: Châu Âu tiếp tục phong tỏa

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đại dịch COVID-19 lại bùng phát ở châu Âu khiến các nhà chức trách của các nước này phải thực hiện các biện pháp hạn chế nhằm chống lại đại dịch.
COVID-19 trở lại: Châu Âu tiếp tục phong tỏa
Ảnh minh họa

Các nước Trung Âu đang phải đối mặt với sự gia tăng nghiêm trọng về số trường hợp được phát hiện nhiễm virus corona. Tại Hungary, Ba Lan, Romania, Slovakia và Cộng hòa Séc, các nhà chức trách đã áp dụng các biện pháp hạn chế để chống lại đại dịch.

Các nước châu Âu phải đóng cửa biên giới, không tụ tập đông người, đặc biệt là đóng cửa nhà hàng, quán cà phê, quán bar, địa điểm thể thao, rạp chiếu phim và trường học.

Theo tờ Politico, khi đại dịch có dấu hiệu bùng phát trở lại, các nước Trung Âu đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp cứng rắn như đóng cửa biên giới, phong tỏa dân cư, chuyển các cơ sở giáo dục sang đào tạo từ xa và đình chỉ hoạt động của hầu hết các cửa hàng.

Do đó, mức độ lây nhiễm ở các khu vực này đang giảm dần, tuy nhiên ở các nước Tây Âu tỷ lệ nhiễm bệnh đã tăng lên đáng kể.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu, vào mùa hè ở Cộng hòa Séc số người nhiễm bệnh tăng hàng ngày ở mức 200 người, đến tháng 10 con số này đã vượt 8.600 người.

Nước này đã ngay lập tức áp dụng các biện pháp hạn chế, đặc biệt là ban bố chế độ khẩn cấp. Vào ngày 12/10, các lệnh cấm đối với các sự kiện văn hóa, giải trí và thể thao đã được thông qua và vào ngày 14/10 nhiều lệnh cấm khác cũng sẽ được công bố. Tuy nhiên, các nhà chức trách Séc hiện tại chỉ hạn chế một số hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, họ sẽ thực sự phong tỏa kinh tế trong trường hợp xấu nhất.

Ở Slovakia, kể từ mùa hè số ca nhiễm bệnh mỗi ngày đã tăng gấp 10 lần, điều này cũng dẫn đến việc áp dụng các biện pháp hạn chế và sẽ phạt tiền lên đến 20 nghìn euro nếu không tuân thủ các biện pháp hạn chế.

Sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh cũng đang tăng lên mức kỷ lục ở Hungary, Ba Lan và Romania. Con số lên đến hàng nghìn người, trong khi đó vào mùa hè con số này không vượt quá vài trăm.

Vấn đề chính của Trung Âu là các quốc gia trong khu vực không có nhiều nguồn lực như các đối tác phương Tây. Vì vậy, các chuyên gia lo ngại về hệ thống chăm sóc sức khỏe của các nước này không có khả năng chống lại một đợt bùng phát đại dịch mới.

Không chỉ ngân sách cho các tổ chức y tế, mà còn là đội ngũ bác sĩ và y tá. Theo Eurostat, có 237 bác sĩ trên 100 nghìn dân ở Ba Lan - con số thấp nhất trong Liên minh châu Âu. Ở các nước Hungary và Slovakia con số này lần lượt là 338 và 352 bác sĩ, trong khi đó ở Đức con số này là 431.

Về y tá, Romania chỉ có khoảng 74 người trên 100 nghìn dân, con số này ở Ba Lan là 510, nhưng ở Đức con số này vượt quá 1,1 nghìn.

Về kinh phí chăm sóc sức khỏe, ở Trung Âu cũng rất thấp. Theo dữ liệu cho năm 2017, mức trung bình của Liên minh châu Âu là 9,9% GDP. Cộng hòa Séc chi tiêu cho sức khỏe ở mức 7,2% GDP, tiếp theo là Hungary - 6,9%, Slovakia - 6,7%, sau đó là Ba Lan - 6,5% và cuối cùng là Romania với chỉ số thấp nhất trong EU 5,2%.

Tóm lại, sự bùng phát đại dịch COVID-19 lần hai này đã và đang gây áp lực lên hệ thống y tế của các quốc gia vốn gặp vấn đề trong một thời gian dài. Trên thực tế, các quốc gia này không có khả năng đối phó với đại dịch trong thời gian dài. Vì vậy, việc bùng phát đại dịch mới trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nước ở Trung Âu. Các quốc gia không thể tiến hành kiểm dịch hoàn toàn do tình hình kinh tế khó khăn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật