Bắc Giang: Cán bộ Agribank Đình Trám bị tố hành xử theo kiểu tín dụng đen

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Nguyễn Văn Trường phản ánh tới Công lý và Xã hội cho rằng, trong vai trò là cán bộ Ngân hàng Agribank chi nhánh Khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang, bà Lê Thị Liên đã có nhiều dấu hiệu lợi dụng tín nhiệm, cho vay lãi cao để o ép khách hàng...
Bắc Giang: Cán bộ Agribank Đình Trám bị tố hành xử theo kiểu tín dụng đen
Vợ chồng ông Trường trao đổi với phóng viên

Xem Video: Tuyên án băng nhóm tín dụng đen có mạng lưới khắp cả nước

Đòi 1,5 tỷ không có căn cứ

Ông Nguyễn Văn Trường - Giám đốc Công ty TNHH Huyền Linh (xóm Thượng, thôn Như Thiết, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, Bắc Giang) cho biết, từ năm 2010, Công ty Huyền Linh đã mở thủ tục vay vốn Ngân hàng Agribank chi nhánh Khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, Bắc Giang (Agribank Đình Trám). Do đến hạn trả nợ, Công ty Huyền Linh không có tiền để trả ngân hàng, do có mối quan hệ từ trước nên ông Trường vay tiền của bà Lê Thị Liên – Cán bộ chi nhánh Agriabank Đình Trám để đáo nợ.

Trong quá trình vay mượn giữa các bên xảy ra mâu thuẫn không thể giải quyết nên ngày 24/11/2015, bà Liên đã khởi kiện ông Trường và Công ty Huyền Linh ra TAND huyện Việt Yên.

 Vụ việc đã được xét xử qua 2 cấp sơ, phúc thẩm. Ngày 25/10/2019, TAND cấp cao tại Hà Nội tiếp tục có Quyết định giám đốc thẩm số 72/2019/DS-GĐT theo hướng hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm của TAND huyện Việt Yên, TAND tỉnh Bắc Giang để tiếp tục làm rõ một số nội dung.

Theo đơn khởi kiện của bà Liên, năm 2011, ông Trường khi vay tiền đã ký vào các giấy biên nhận với tổng số tiền 2 tỷ 644 triệu đồng. Các khoản vay này đều được thể hiện tại các giấy biên nhận vào ngày 08/3/2012 là 1 tỷ 506 triệu đồng; Ngày 26/6/2012 vay 338,5 triệu đồng; Ngày 29/6/2013 vay 600 triệu đồng và ngày 12/9/2013 vay 200 triệu đồng.

Đối với khoản vay ngày 08/3/2012, hai bên đã thỏa thuận tính lãi 3000đ/triệu/ngày. Còn những khoản khác không thỏa thuận về lãi suất. Tại bản án phúc thẩm số 22/2019/PT-DS bà Liên đã thừa nhận việc này.

Ông Trường cho biết: “Mặc dù hành vi cho vay nặng lãi bị nhà nước nghiêm cấm nhưng cán bộ Agribank Đình Trám vẫn ngang nhiên thực hiện. Cách hành xử của bà Liên không khác gì “tín dụng đen”, kinh doanh tài chính với lãi suất cắt cổ. Doanh nghiệp dù biết lãi suất cao hơn với nơi khác nhưng vẫn phải cắn răng chịu thiệt vì sợ”.

Trụ sở Agribank Đình Trám 

Còn bà Liên cho rằng, ông Trường phải trả cho bà 1 tỷ 886 triệu đồng sau khi đã trừ đi các khoản. Tại bản án phúc thẩm số 22/2019/DS-PT, TAND tỉnh Bắc Giang xác định, ông Trường cho rằng đã trả hết tiền gốc và lãi cho bà Liên bằng hình thức mua bán hàng hóa khống thông qua Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phong Quỳnh Anh và Công ty TNHH MTV Gia Huy. Bà Liên yêu cầu Công ty Huyền Linh trả nhờ tiền cho mình qua hai công ty này và đã nhận tiền của các công ty trên.

Mặc dù bà Liên không thừa nhận ông Trường đã trả đủ số tiền gốc là 1 tỷ 506 triệu đồng và tiền lãi theo các giấy vay ngày 08/3/2012. Tuy nhiên, bà Liên đã thừa nhận có việc chốt nợ với nhau ngày 26/06/2012. Trong giấy chốt nợ này không thể hiện nội dung ông Trường còn nợ bà Liên số tiền 1 tỷ 506 triệu đồng theo các giấy vay ngày 08/03/2012. Điều đó thể hiện ông Trường đã khai về việc thanh toán xong cho bà Liên số tiền 1 tỷ 506 triệu đồng và tiền lãi là có căn cứ.

Đồng thời, đối với khoản tiền này, Quyết định Giám đốc thẩm của TAND cấp cao tại Hà Nội cũng cho rằng, TAND cấp sơ thẩm (TAND huyện Việt Yên- PV) chỉ căn cứ vào các giấy vay tiền do bà Liên xuất trình và các hợp đồng, hóa đơn giá trị gia tăng do ông Trường xuất trình không thể hiện có sự liên quan đến việc trả nợ cho bà Liên. Cũng như người đại diện của Công ty Phong Quỳnh Anh, Công ty Gia Huy không thừa nhận việc ông Trường trả nợ cho bà Liên thông qua hợp đồng khống để chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Liên là không đúng”.

Chưa đủ căn cứ để xác định khoản nợ

Liên quan tới các khoản vay nợ giữa các bên, ông Trường cho hay, ngày 12/11/2010, vợ chồng bà Liên có ký hợp đồng thế chấp bằng tài sản là ngôi nhà 2 tầng và thửa đất 227, tại cụm Huyền Quang, phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang (Bắc Giang) cho ngân hàng. Việc thế chấp của bà Liên nhằm nhờ Công ty Huyền Linh đứng ra vay hộ 700 triệu đồng trong hạn mức được vay của Agribank Đình Trám.

Đến ngày 22/11/2010, Công ty TNHH Huyền Linh được Agribank Đình Trám giải ngân số tiền 1 tỷ 650 triệu đồng. Trong đó, bà Liên đã nhận và sử dụng số tiền 700 triệu đồng.

Cùng ngày 22/11/2010 bà Liên đã viết giấy biên nhận ghi rõ: “Vợ chồng tôi Vũ Văn Sơn – Lê Thị Liên có dùng tài sản là nhà ở và đất ở để bảo lãnh cho Công ty TNHH Huyền Linh vay vốn với số tiền là 700 triệu đồng. Vợ chồng tôi dùng số tiền trên. Công ty TNHH Huyền Linh không có trách nhiệm. Chúng tôi tự chịu trách nhiệm trả nợ với ngân hàng cả gốc và lãi khi đến hạn”.

Về khoản nợ này, bà Liên đã thừa nhận chữ viết và ký của mình trong tài liệu giấy nhận nợ với Công ty Huyền Linh số tiền 700 triệu đồng. Đồng thời, bà Liên cũng thừa nhận số tiền 139 triệu đồng nợ ông Trường là tiền lãi của số tiền 700 triệu đồng theo giấy chốt nợ ngày 16/01/2014.

Quyết định Giám đốc thẩm của TAND cấp cao tại Hà Nội

Theo phản ánh của ông Trường, đến hạn đáo nợ với Agribank Đình Trám, bà Liên có đưa lên gặp bà Trung - Giám đốc Công ty TNHH Gia Huy để vay tiền với tổng số tiền 600 triệu đồng vào ngày 28/6/2013 và 29/6/2013. Sau đó bà Liên giải thích bà Trung không muốn cho liên quan đến vay nợ với ông Trường, yêu cầu chỉ cho bà Liên vay. Nên bà Liên viết giấy vay nợ với bà Trung. Còn ông Trường viết giấy vay nợ với bà Liên ngày 29/6/2013 tổng số tiền 600 triệu đồng. Hai giấy vay tiền của ông Trường với bà Trung đều thống nhất hủy bỏ. Cùng ngày, bà Liên nhận 600 triệu đồng từ bà Trung mang nộp ngân hàng hộ tôi tại chứng từ giao dịch bút toán số 63, phần chữ ký khách hàng do bà Liên ký.

Đến ngày 12/9/2013, bà Liên tiếp tục đề nghị ông Trường ký giấy vay nợ 200 triệu đồng (thực chất chỉ có 140 triệu) để nộp tiếp vào ngân hàng đáo nợ. Tuy nhiên, theo phản ánh của ông Trường, số tiền 740 triệu đồng ông đã ký vay rồi nhờ bà Liên nộp vào ngân hàng để đáo nợ. Nhưng bà Liên đã không nộp vào để đáo nợ mà đã dùng số tiền này để hoàn thành giải chấp và rút tài sản đã thế chấp là ngôi nhà và thửa đất 227 (theo khoản vay 700 triệu) của vợ chồng bà Liên ra khỏi ngân hàng cùng vào ngày 12/9/2013.

“Như vậy số tiền 740 triệu đồng bà Liên nộp vào ngân hàng nêu trên thực chất là tiền của Công ty Huyền Linh nộp vào để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khoản vay cùng 700 triệu đồng của bà Liên với ngân hàng từ ngày 22/11/2010. Nên các giấy nợ về tổng khoản tiền 800 triệu đồng chỉ còn 60 triệu chưa trả. Trong khi khoản vay 700 triệu nhờ vay hộ, bà Liên vẫn chưa trả Công ty Huyền Linh cả gốc và lãi”, ông Trường nói.

Tuy nhiên, tại bản án phúc thẩm, bà Liên cho rằng có 2 lần đến nộp tiền vào ngân hàng để đáo nợ cho Công ty Huyền Linh. Số tiền 740 triệu này là tiền của bà Liên cho ông Trường vay thể hiện tại giấy nhận nợ ngày 29/6 và 12/9/2013. Bà Liên đang khởi kiện yêu cầu ông Trường phải trả.

Liên quan tới số tiền 600 triệu, TAND cấp cao tại Hà Nội nhận định. TAND phúc thẩm không tiến hành đối chất giữa bà Trung, ông Trường, bà Liên để làm rõ số tiền ngày 29/6/2013 là ông Trường vay bà Trung hay vay bà Liên. TAND cấp phúc thẩm cho rằng ông Trường không chứng minh được việc đã trả số tiền này để xác định ông Trường còn nợ số tiền gốc 1 tỷ 078 triệu (gồm cả 600 triệu nêu trên) là chưa đủ căn cứ vững chắc.

Để làm rõ hành vi của bà Liên trong đơn, phóng viên đã liên hệ đặt lịch làm việc với Agribank Đình Trám. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được sự phản hồi từ đơn vị này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật