Nga khoét sâu nỗi đau ‘thất bại chiến tranh’ của Mỹ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ không bao giờ đạt được mục tiêu đề ra cho các cuộc chiến, mà chỉ mang lại sự hỗn loạn cho các quốc gia này.
Nga khoét sâu nỗi đau ‘thất bại chiến tranh’ của Mỹ
Cuộc chiến hao người tốn của của Mỹ tại Afghanistan đã kéo dài 19 năm

Xem Video: Taliban tấn công các mục tiêu Anh và Mỹ tại Afghanistan

Hai cuộc chiến thất bại

Trang Sputnik của Nga cho biết Mỹ đang rút hầu hết binh sĩ khỏi Afghanistan và Iraq. Người Nga nhận định rằng, trải qua nhiều năm chiến tranh, Mỹ không bao giờ đạt được mục tiêu đề ra cho các cuộc xâ‌m lượ‌c, mà chỉ mang lại sự hỗn loạn cho các quốc gia này.

Quyết định rút quân đã được Mỹ đưa ra vào mùa Xuân vừa qua. Đến nay, Mỹ chỉ còn lại 8.500 binh sĩ và sĩ quan ở Afghanistan. Theo kế hoạch, đến giữa tháng 10, quân số sẽ giảm xuống còn 4.500.

Đây là kết quả của thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ Mỹ và phong trào Taliban. Theo văn kiện này, người Mỹ có nghĩa vụ rút quân khỏi 5 căn cứ quân sự trong vòng 14 tháng. Đáp lại, Taliban cam kết sẽ không để Afghanistan trở thành căn cứ của các tổ chức khủ‌ng b‌ố.

Cuộc chiến Afghanistan là cuộc chiến kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Quân đội Mỹ vào đất nước này vào năm 2001, ngay sau vụ tấn công ngày 11/9. Mục tiêu được Mỹ công bố là nhằm chống khủ‌ng b‌ố quốc tế và Taliban, lực lượng được cho là đã che chở cho các thủ lĩnh của Al-Qaeda.

Số lượng quân viễn chinh của Mỹ tăng đều đặn và có thời điểm đạt 110.000 người. Trong 19 năm chiến sự, Mỹ mất hơn 2.300 binh sĩ và khoảng 20.000 người bị thương.

Trong khi đó, hàng trăm người Afghanistan thiệt mạng trong các cuộc không kích nhầm mỗi năm. Năm 2019, Lầu Năm Góc đã công nhận hơn một trăm nạn nhân dân sự. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, số liệu chính thức khác xa thực tế và số người chết cao hơn nhiều.

Sputnik dẫn lời chuyên gia Sergei Sudakov, thành viên của Học viện Khoa học Quân sự Nga, Mỹ vẫn không thể đạt thành công đáng kể trong cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố. Người Mỹ đã huấn luyện chống khủ‌ng b‌ố không đúng cách cho quân đội Afghanistan. Bất chấp việc được Mỹ viện trợ hàng tỷ USD vũ khí và trang thiết bị cùng hàng chục căn cứ huấn luyện được xây dựng, người Afghanistan chưa bao giờ học được cách chiến đấu.

Chuyên gia Sudakov nhận định rằng điều quan trọng nhất không phải là số lượng quân nhân được triển khai trong nước, mà là kết quả của hoạt động. Người Mỹ đã thất bại khi không thể ổn định khu vực và không thể đối phó với nhiều nhóm khủ‌ng b‌ố.

Tiếp sau Afghanistan, Mỹ tấn công Iraq năm 2003 với lý do loại bỏ vũ khí hóa học. Washington sau đó cáo buộc Tổng thống Saddam Hussein hỗ trợ các phần tử khủ‌ng b‌ố Al-Qaeda.

Mùi dầu mỏ tại Iraq khiến Mỹ chưa thể từ bỏ đất nước này

Liên quân phương Tây đã tiêu diệt quân đội Iraq chỉ trong một tháng. Dù không có bất kỳ loại vũ khí hóa học nào được tìm thấy, song phương Tây đã săn lùng ông Hussein. Sau 6 tháng, nhà lãnh đạo Iraq này bị bắt, bị xét xử và tre‌o c‌ổ.

Theo Sputnik, mọi thứ mới chỉ bắt đầu từ đây khi Iraq chìm vào cuộc nội chiến giáo phái tàn khốc. Do những bất đồng giữa người Shi’ite và người Sunni, các cuộc đổ máu đã bắt đầu, hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng.

Trong khi đó, người Mỹ theo dõi những gì đang xảy ra từ phía sau hàng rào cao của các căn cứ quân sự, đồng thời cố gắng giải quyết tình hình bằng chiến lược “Làn sóng lớn”. Hơn 20.000 binh sĩ được bổ sung đến Iraq để duy trì trật tự nhưng không thể ngăn chặn làn sóng B.L giáo phái.

Không những thế, trước động thái tăng quân của Mỹ, các lực lượng quân nổi dậy địa phương trở nên tích cực hơn, mà theo Sputnik, họ đã bắn vào các mục tiêu của Mỹ, bắn rơi trực thăng và thực hiện các cuộc tấn công khủ‌ng b‌ố. B.L khiến hàng nghìn người dân của các thành phố Iraq đã thiệt mạng, trong khi tổn thất trong quân đội Mỹ cũng tăng lên.

Sự “ngoan cố” của Mỹ

Hiện có khoảng 5.000 lính Mỹ ở Iraq. Tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ cắt giảm quân số xuống còn 3.000 người. Sputnik dẫn lời chuyên gia Andrei Chuprygin, giảng viên cao cấp tại Trường Nghiên cứu Phương Đông HSE, giải thích điều này là do binh lính và sĩ quan Mỹ ngày càng cảm thấy ít thoải mái hơn ở Iraq.

Ông Chuprygin nói: “Gần đây, đặc biệt là sau khi nhà lãnh đạo quân đội Iran Qassem Soleimani bị sát hại ở Baghdad, tình hình của Mỹ ở Iraq không được tốt cho lắm. Các đoàn xe liên tục nổ tung, nhiều vụ tấn công bằng tên lửa nhắm vào các vị trí của quân Mỹ đã xảy ra. Điều này khiến họ không muốn ở lại những khu vực như vậy”.

Người Iraq biểu tình phản đối Mỹ tại Baghdad

Theo Sputnik, người Mỹ đã không hoàn thành nhiệm vụ đặt ra vào năm 2003. Đặc biệt, Mỹ đã thất bại trong việc truyền bá những ý tưởng về “dân chủ và chủ nghĩa tự do” ở Iraq, những điều vốn cũng “khập khiễng” trong chính nước Mỹ. Iraq hiện nay trở thành một điểm nóng ở Trung Đông.

Chuyên gia Chuprygin nói: “Người dân Iraq ngày nay chỉ quan tâm đến một điều duy nhất: tồn tại, được mặc quần áo và có thực phẩm, có mái che trên đầu. Có người Mỹ hay không, họ không thèm quan tâm. Tâm lý từ chối ngày càng mạnh mẽ hơn”.

Tuy nhiên, Sputnik dẫn lời giới chuyên gia nhận định rằng dù giảm bớt sự hiện diện quân sự, Washington khó có khả năng rút lui hoàn toàn khỏi các tiến trình ở Trung Đông. Thay vào đó, Mỹ chỉ thay đổi chiến thuật sang kiểu “hòa bình hơn”.

Theo chuyên gia Chuprygin, thực tế cho thấy Tổng thống Trump đang suy nghĩ nghiêm túc về tính đúng đắn của việc can thiệp quân sự vào công việc của các nước thứ ba. Còn chuyên gia Sudakov cho rằng người Mỹ sẽ không bao giờ hoàn toàn rời khỏi Afghanistan. Các công ty quân sự tư nhân của Mỹ vẫn sẽ ở lại nước này.

Mỹ cắt giảm quân nhưng tiếp tục duy trì hiện diện quân sự lâu dài ở cả Iraq và Afghanistan

Ông Sudakov giải thích: “Họ sẽ tiếp tục giải quyết các vấn đề thực tế. Rời khỏi đất nước đồng nghĩa với việc mở cửa biên giới cho những kẻ khủ‌ng b‌ố và đánh mất nguồn thông tin tình báo, xóa sạch mọi thứ đã gây dựng bao năm”.

Trở lại với cuộc chiến ở Afghanistan, người Mỹ dù thể hiện rõ ý định rút chân khỏi “vũng lầy” song vẫn đang cố gắng tìm “vật tế thần” cho thất bại của mình. Điển hình nhất là việc tình báo Mỹ cáo buộc Nga “trả tiền” để Taliban tấn công các mục tiêu của Mỹ.

Hồi tháng 6 vừa qua, tờ Washington Post dẫn đánh giá tình báo của Mỹ chỉ ra rằng nhiều nhân viên quân sự của Mỹ đã bị sát hại ở Afghanistan, cho rằng đây là kết quả của việc Nga trả tiền thưởng cho các tay súng có mối quan hệ với Taliban.

Các quan chức Nga kịch liệt phủ nhận các cáo buộc. Ông Zamir Kabulov- Đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin về Afghanistan - nói rằng tin tức tình báo này "hoàn toàn là tin giả, điều mà thậm chí ông Trump và chính quyền của ông đã phủ nhận". Ông nói: "Rõ ràng có những lực lượng tại Mỹ không muốn rút khỏi Afghanistan, họ muốn biện minh cho thất bại của mình".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật