8 bức ảnh lừa dối nổi tiếng Internet

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Einstein vui vẻ đạp xe trong vụ nổ bom, phi công selfie từ cửa sổ máy bay hay tư thế “dab“ đầu tiên là những hình ảnh từng khiến nhiều người tin là thật.
8 bức ảnh lừa dối nổi tiếng Internet
Ảnh minh họa

Bức ảnh về chú sư tử bị buộc vào máy để tạo ra đoạn giới thiệu của hãng phim MGM thực chất là giả. Hình bên phải là ảnh thật khi một con sư tử đực được đưa đi khám tại phòng thú y. Trên thực tế, đoạn video mở đầu biểu tượng của hãng phim MGM quay 7 con sư tử khác nhau từ năm 1957. Con sư tử được dùng làm intro chính thức có tên là Leo.

Bức hình phi công selfie khi đang bay trên trời (trái) là sản phẩm của công nghệ cắt ghép ảnh. Sự thật thì chiếc máy bay đã hạ cánh an toàn khi người phi công chụp ảnh.

Theo Bored Panda, rất nhiều người tin việc có một con sư tử màu đen tồn tại ngoài đời. Lý do được đưa ra là việc họ từng thấy một tấm hình như vậy trên Internet. Các loài vật đặc biệt thường thu hút được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Tuy vậy, việc chỉnh sửa hình ảnh để tạo ra một loài mới rồi thuyết phục người khác tin không được khuyến khích.

Bức ảnh về vụ nổ bom (ảnh phải) được chụp sau khi Albert Einstein qua đời 7 năm. Bức ảnh giả được tạo ra là do Einstein là người tìm ra công thức tính năng lượng của một vụ nổ hạt nhân. Tấm ảnh ghép cho thấy Einstein vẫn vui vẻ khi sản phẩm của ông có thể phát động thế chiến tạo ra sự đối lập, thu hút sự chú ý của nhiều người hơn.  

Bức ảnh các nhiếp ảnh gia của National Geography bị đuổi theo bởi một con gấu thật ra là giả. Con gấu trong hình được cắt từ một bức ảnh về loài gấu Bắc Mỹ trên Internet. Việc xuất hiện con gấu trong bức ảnh giả mạo sẽ khiến mọi chuyện trong nguy hiểm hơn, tăng tương tác và chia sẻ khi đăng trên không gian Internet.

Thảm kịch 11/9 thu hút sự quan tâm của những người hiếu kỳ và các chuyên gia thuyết âm mưu. Điều đó lý giải việc bức ảnh "một giây trước thảm kịch" được nhiều người chia sẻ trên Internet bất chấp đây là hình giả.

Động tác chụp ảnh "dab" rộ lên từ những năm 2015. Bức ảnh một quân nhân phe đồng minh tạo dáng trên tàu thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, mọi người cố tin ảnh này là thật. Trên thực tế, không như mọi người kỳ vọng, ảnh này được chụp vào năm 2017 bởi ekip đoàn làm phim về chủ đề chiến tranh có tên Dunkirk.

Bức ảnh "một giây trước tai nạn" của người đàn ông Nhật Bản đang chiên cơm từng tạo nên cơn sốt trên Internet. Người xem ấn tượng với gương mặt bất biến của người đàn ông khi chảo cơm sắp đổ. Tuy vậy, hình dáng của chảo cơm chiên được ghép từ mô hình điêu khắc tại một cửa hàng thực phẩm ở Tokyo.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật