Nhóm học sinh chính thức lên tiếng về bộ ảnh kỷ yếu bị xem là “kệch cỡm” khi mặc sườn xám TQ, áo thực dân Pháp

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây trên mạng xã hội xôn xao với hình ảnh về bộ kỉ yếu đầy màu sắc lịch sử của một lớp 12 chụp ảnh. Thế nhưng bộ ảnh này lại nhận nhiều phản hồi tiêu cực vì quá “kệch cỡm“ nhiều chi tiết vô lý, sai về lịch sử.
Nhóm học sinh chính thức lên tiếng về bộ ảnh kỷ yếu bị xem là “kệch cỡm” khi mặc sườn xám TQ, áo thực dân Pháp
Bộ kỷ yếu đang gây xôn xao

Xem Video: Độc đáo những bộ ảnh kỷ yếu

//

Bộ ảnh kỷ yếu “Chuyện xứ người” của các bạn học sinh 12A4 trường Hoàng Việt (Buôn Мa Thuột, Đắk Lắk) đang là chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Kỷ yếu vốn là những bức hình ý nghĩa, là khoảnh khắc lưu những những gì tươi đẹp nhất của tuổi học trò. Nếu như trước đây, kỷ yếu thường chỉ xuất hiện ở các lớp học sinh năm cuối đại học thì hiện nay, ảnh kỷ yếu đã xuất hiện ở hầu hết các cấp học, thậm chí là cả cấp mầm non.

Cùng chung với những thay đổi đó, kỷ yếu ngày nay không còn bó hẹp trong “chuẩn” áo dài trắng, vest tây hay những bộ đồ tốt nghiệp nữa. Trái lại, học sinh các cấp ngày nay đã có nhiều ý tưởng hơn, sáng tạo hơn trong việc lưu lại những bức ảnh cuối khoá. Chính điều này đã mang đến cái nhìn mới mẻ về một khuôn mẫu ảnh tưởng như “cứng nhắc”, “một màu” vốn đã quen thuộc qua nhiều thế hệ.

Tuy nhiên đôi lúc, sự “quá mới mẻ” hay khác biệt lại gây ra rất nhiều những ý kiến tranh cãi. Bộ ảnh kỷ yếu có tên “Chuyện xứ người” của các bạn học sinh lớp 12A4 trường THPT Hoàng Việt là một trong những bộ ảnh như vậy.

Bộ ảnh kỷ yếu “Chuyện xứ người” của các bạn học sinh 12A4 trường Hoàng Việt (Buôn Мa Thuột, Đắk Lắk).

“Chuyện xứ người” lấy bối cảnh của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 với nhiều sự kiện, nhiều hoàn cảnh của nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp. Chia sẻ về ý tưởng, bạn Đình Châu, một thành viên của lớp 12A4 cho biết: “Bộ ảnh kỷ yếu là do tất cả các thành viên của lớp 12A4 cùng thực hiện, từ khâu lên ý tưởng cho đến chuẩn bị trang phục, bối cảnh, concept chụp.

Ban đầu, chúng em cũng có nhiều ý tưởng khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại, từ thành phố đến nông thôn. Nhưng rồi chúng em cùng thống nhất là tại sao không phải là một bộ ảnh về lịch sử vì lịch sử Việt Nam vẫn luôn hào hùng và rất đáng tự hào.

Và thế là sau khi bàn luận, sự thống nhất về ý tưởng, trang phục và bộ ảnh đã được ra đời”.

Bộ ảnh được mọi người bình luận là xào nấu lịch sử không chính xác.

Cùng với việc lên ý tưởng, việc chọn trang phục cũng hoàn toàn do các bạn học sinh chủ động. Dù rất vất vả trong quá trình tìm địa chỉ thuê nhưng cuối cùng, các bộ đồ vẫn đúng được ý tưởng ban đầu.

Tuy nhiên, ngay sau khi đăng lên, bộ ảnh đã vấp phải không ít ý kiến phȇ bình gay gắt: “Thay vì tiếp thu kiến thức lịch sử cũng như tôn trọng nó thì rất nhiều bạn lại thu nhặt, xào nấu lịch sử 1 cách lố bịch, kệch cỡm”.

 Mặc dù vậy, các bạn học sinh không hề buồn mà vẫn khá tích cực tiếp nhận. Đình Châu cho biết thêm: “Chúng em chỉ đăng lên với mục đích là lưu giữ kỷ niệm thôi. Do ba năm học bọn em lại học 3 lớp khác nhau nên muốn có một cái gì đó chung của tất cả mọi người, để mọi người khi nhìn lại sẽ nhớ về nhau. Lúc đầu, chúng em có buồn lắm, thậm chí có nhiều bạn còn muốn xoá bài. Tuy nhiên, sau khi nghĩ lại, cộng thêm được sự an ủi động viên từ các thầy cô, chúng em quyết định vẫn giữ và coi đó là một kỷ niệm đẹp đáng nhớ”.

Bộ ảnh gây tranh cãi.

“Hầu hết các bạn trong lớp chúng em đều đồng ý rằng, những ý kiến đó đều là mong muốn giúp chúng em có cái nhìn toàn diện hơn, có thêm những kiến thức quý báu.

Chúng em coi đó là bài học vì chúng em còn nhỏ, còn sẽ có những khiếm khuyết. Tuy nhiên, chúng em sẽ cố gắng khắc phục, không ngừng học tập để trau dồi thêm nhiều hiểu biết hơn nữa. Chúng em không hối tiếc khi quyết định chụp bộ ảnh này.

Với những lời góp ý chân thành, chúng em rất ghi nhận. Còn với những bình luận khiếm nhã, không hay thì chúng em xin phép được bỏ qua. Chúng em đang dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới”, Đình Châu bày tỏ.

Trước đó bộ ảnh này đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều

Bài nêu ý kiến về bộ ảnh

Cụ thể thành viên này nêu ý kiến như sau:

Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện bài viết của tài khoản FB Nguyễn Th. T về bộ ảnh kỉ yếu gây tranh cãi do nhóm học sinh lớp 12 trường H.V thực hiện. Chủ đề bộ ảnh dựa trên bối cảnh Việt Nam những năm 1930-1940 sau khi thực dân Pháp tràn vào Việt Nam.

Cụ thể, T viết:

“Ý kiến cá nhân của mình: Kệch cỡm, không có 1 chủ đề nhất định, không có kiến thức cũng như không tôn trọng lịch sử và truyền thống dân tộc Việt Nam Mình luôn khuyến khích tính sáng tạo trong chụp kỷ yêu nhưng sáng tạo phải tôn trọng sự thật và bản sắc dân tộc.

Những hình ảnh về bộ kỉ yếu này

Hãy xem cách các bạn trẻ này phối đồ:

Sườn xám Trung Quốc, guốc, quạt đỏ: phong cách gái lầu xanh thời phong kiến

Lính Nhật đi giày sneaker, cầm AK47 của Liên Xô

Vest đen vua, quan thời Pháp thuộc

61 năm đô hộ, đàn áp, thời Pháp thuộc là 1 trong những thời kỳ đau thương nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam. Nạn đối năm 45, n‌ô l‌ệ, trải qua bao nhiêu mất mát, đau thương, xương tiết của cha ông mới đánh đuổi được giặc Pháp thì những hình ảnh lính Pháp, vua chúa đáng bị quên đi chứ không phải được cosplay để làm kỷ niệm.

Chưa kể đến gần đây, TQ đang bị chỉ trích rất nhiều về việc ӑn cắp, đạo nhái Áo Dài Việt Nam thì các bạn trẻ lại mặc sườn xám như 1 sự tôn vinh quốc phục của họ thay vì làm 1 cái gì đó để khẳng định Áo Dài là của Việt Nam.

Hiện nay, rất nhiều bạn học sinh chê bộ môn Lịch sử khô khan dẫn đến họ khó tiếp thu lịch sử. Nhưng đó có phải 1 sự nguỵ biện cho việc lười học vì chúng ta trong thời đại 4.0, internet, smartphone, MXH phổ biến như hiện nay thì quá nhiều phương tiện để học .

Nhưng thay vì tiếp thu kiến thức lịch sử cũng như tôn trọng nó thì rất nhiều bạn lại thu nhặt, xào nấu lịch sử 1 cách lố bịch, kệch cỡm như mấy bạn trẻ trong bộ ảnh kỷ yêu này.

Trích câu nói của Hồ Chủ Tịch: "Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”

Sau khi bài viết đăng tải, cư dân mạng có hai luồng ý kiến. Đa số phản đối bộ ảnh “kệch cỡm, lai căng và không chấp nhận được”. Phần còn lại nêu ý kiến: “Chỉ là một bộ ảnh thôi mà làm gì ảnh hưởng đến ai”. Còn ý kiến của bạn thế nào?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật