Cô dâu Bình Phước “bầu trước khi cưới”, mẹ chồng bắt đi cửa sau

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ xưa vẫn có quan niệm cô dâu đang mang bầu thì khi về nhà chồng không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào.
Cô dâu Bình Phước “bầu trước khi cưới”, mẹ chồng bắt đi cửa sau
Trường hợp nhà không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng than hồng với hàm ý xua đi điều xui xẻo.

Xem Video: Cô dâu Bình Phước -bầu trước khi cưới-, mẹ chồng bắt đi cửa sau, chú rể ôm vợ chạy một mạch vào nhà 

Họ cho rằng cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng bằng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không ăn nên làm ra.

Mới gần đây, đoạn clip được cho là ấm áp nhất ngày hôm nay đã xuất hiện tại một đám cưới ở Bình Phước.

“Cô dâu bầu trước cưới nên mẹ chồng không cho đi cửa trước vào nhà, thế nhưng đón dâu về cái thì chú rể đánh liều bất chấp mẹ chạy ra can ngăn để kéo vợ chạy thẳng vào nhà, ôm vợ lên phi thẳng cửa trước không nói nhiều.

Video này là video tôi thấy đáng yêu nhất từ trước đến nay từng xem luôn, lấy chồng chỉ cần lấy người thế này thôi chứ còn mong gì hơn nữa.Chúc hai em mãi hạnh phúc, cả nhà cùng khoẻ mạnh chào đón thành viên mới nhé”

Nói về quan niệm “có bầu phải đi cổng sau”, ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) cho rằng, quan niệm này không phải ai cũng làm theo mà chỉ là một số gia đình, vùng, miền.

Đây chỉ là quan niệm dân gian, họ đặt ra để răn dạy người con gái giữ gìn trước khi cưới, không “ăn cơm trước kẻng”. Còn về ý nghĩa tâm linh để xua đuổi những xui xẻo, vận đen cô dâu có bầu trước khi rước dâu phải đi vào bằng cửa sau, phải bước qua lửa… chẳng có ý nghĩa gì. 

Càng không có chuyện cô dâu có bầu khi cưới đi vào bằng cửa chính sẽ mang lại điều không may, khiến gia đình nhà chồng làm ăn lụi bại hoặc gặp hạn, gặp điềm gở. Việc cô dâu phải đi cửa sau ý nói như kiểu ăn vụng phải đi cửa sau.

Ngày xưa, có bầu trước khi cưới vẫn được xem là hiếm hoi và bị dị nghị đủ điều nhưng ngày nay, lối sống đã thoáng hơn. Thậm chí, nhiều gia đình hiện nay còn bắt có bầu mới tổ chức lễ cưới để đề phòng chuyện vô sinh.

Việc kiêng kỵ trong ngày cưới cũng là nét văn hóa truyền thống cưới xin của người Việt, điều phổ biến mang nét văn hóa truyền thống như chọn ngày lành tháng tốt để cưới cho thuận lợi thì vẫn nên duy trì.

Còn những quan niệm không có căn cứ, mọi người không nên quá tin tưởng mà ảnh hưởng tới việc chuẩn bị đám cưới, ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân sau này.

Tuy nhiên, TS Vũ Thế Khanh cũng cho rằng, về luật pháp không có điều khoản nào cấm thanh niên quan hệ với nhau trước khi kết hôn nhưng về mặt đạo đức xã hội thì không nên “ăn cơm trước kẻng”. Điều này đôi khi mang lại những bất hạnh cho chính cô gái.

Theo các chuyên gia tâm lý, những kiêng kỵ không hợp lý với thời đại, mê tín dị đoan không nên mù quáng thực hiện. Thường cha mẹ nào dễ dàng, thương dâu rể thì cuộc sống sau này con cái cũng gần gũi thương yêu, chăm sóc chu đáo…

Còn việc làm khó không chỉ ảnh hưởng hòa khí mà còn làm mất lòng sui gia. Để tránh những rắc rối về kiêng kỵ trên, nếu lỡ có bầu trước khi cưới, hai bên có thể tổ chức đám cưới ở nhà hàng, sau đó đôi trẻ tự đưa nhau về không cần phải đón dâu, đưa rể.

Đã có không ít trường hợp cô dâu than thở, tủi phận vì lỡ mang bầu trước mà không được đón dâu đàng hoàng như những người khác.

Đám cưới vẫn sẽ được diễn ra nhưng nhà trai không sang rước dâu mà “gửi” chú rể ở nhà gái trước, đợi tới giờ thì đón cô dâu về. Cô dâu về nhà chồng cũng không được mặc váy cưới mà chỉ mặc đồ bình thường. Đau lòng hơn là sự vô trách nhiệm của người bạn đời, sự không tôn trọng với lý do dễ dãi…

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật