Đối tượng ‘có số’ cầm đầu nhóm 200 áo cam là ai?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đối tượng cầm đầu vụ 200 giang hồ mặc áo cam đập phá quán ốc là đối tượng có số má trên địa bàn.
Đối tượng ‘có số’ cầm đầu nhóm 200 áo cam là ai?
Công an TP.HCM hiện đã triệu tập 54 người để điều tra về vụ đập phá quán ốc ở quận Bình Tân. Ảnh CA.

Xem Video: TPHCM: Bắt đối tượng cầm đầu "băng nhóm áo cam" náo loạn quán ốc

//

Tính đến chiều 13/6, Công an TPHCM đã triệu tập tổng cộng 54 người có liên quan đến nhóm 200 người mặc áo cam, mang hung khí đi đập quán Ốc Hương ở quận Bình Tân, TPHCM hôm 5/6.

Trong số này, Công an TPHCM đã tạm giữ 34 đối tượng để điều tra làm rõ 3 hành vi gây rối trật tự công cộng; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Theo Thượng tá Nguyễn Thế Lâm, Phó Trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM, hiện vụ việc vẫn đang được tích cực điều tra truy xét. “Chúng tôi đang tiếp tục điều tra, làm rõ vai trò của từng đối tượng, đồng thời truy xét những người có liên quan”- Thượng tá Lâm thông tin.

Trước đó, vụ việc xảy ra vào khoảng 20 giờ 30 ngày 5/6, tại quán nhậu Ốc Hương (86-88 đường số 6, khu phố 8, phường An Lạc, quận Bình Tân) do anh Nguyễn Văn Q. (27 tuổi, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) làm chủ.

Lúc này, có khoảng 200 thanh niên đi trên xe máy mặc đồng phục áo cam, tay cầm theo các hung khí tự chế đến đậu trước quán và chửi bới.

Một số người xông vào trong quán đập phá bàn ghế, tủ kính. Một người trong số này phát hiện anh Lâm Thành Long (30 tuổi, phường 14, quận 6) cầm điện thoại quay phim nên dùng vỏ chai bia đập vào đầu anh Long.

Sau đó, nhóm người này đã lên xe và cùng nhau bỏ đi theo hướng phường Bình Trị Đông B.

Bước đầu cơ quan công an xác định đối tượng cầm đầu vụ việc này Trần Thanh Tuấn (Tuấn "B", 36 tuổi).

Hình ảnh từ camera an ninh cho thấy nhóm người xông vào quán ốc đập phá, đánh người

Một nguồn tin tiết lộ Tuấn "bê" là đối tượng "có số má" trên địa bàn quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và quận 8. Năm 2016, Tuấn "bê" từng huy động hàng chục kẻ dưới trướng lên kế hoạch thanh toán một nhóm khác để giành địa bàn bảo kê.

Tuấn "bê" đã kéo băng nhóm đến một quán cà phê trên đường Tên Lửa (quận Bình Tân) để gặp đối phương. Nhóm do Tuấn "bê" dẫn đầu mang theo súng, đạn đã bị một tổ trinh sát thuộc Phòng Cảnh sát Hình Sự - Công an TP HCM khống chế kịp thời, không để xảy ra hỗ‌n chi‌ến.

Trở lại vụ đập phá tại quán ốc ở quận Bình Tân vào đêm 5/6, Tuấn "bê" khai rằng do một số đàn em của mình mâu thuẫn với vài đàn em của nhóm X.T. nên gã đã huy động 200 đối tượng mặc áo cam đi giải quyết.

Do huy động người từ nhiều nguồn khác nhau nên Tuấn lệnh cho mặc áo màu cam để tránh bị chém nhầm. Khi chuẩn bị đầy đủ mã tấu, ba chĩa, hung khí..., nhóm Tuấn chạy xe máy rú ga kéo đến quán ốc, chửi vọng vào. Thấy anh Lâm Thành Long quay clip nên một đối tượng trong nhóm áo cam tấn công khiến anh bị thương.

Sau khi gây hấn trong tích tắc, nhóm này lại rú ga, chạy xe về hướng Bình Trị Đông B, quận Bình Tân tẩu thoát. Khi đồng bọn sa lưới thì Tuấn "bê" rời TP HCM ra Ninh Thuận lẩn trốn và bị bắt sau đó.

Sự việc "băng nhóm áo cam" tụ tập gần 200 người mang theo hung khí gây rối và diễu hành trên phố ở quận Bình Tân (TP.HCM) vừa qua đã gây bức xúc cho dư luận.

Bàn về vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu (ĐBQH, Giám đốc Công an Nghệ An) thông tin: Hiện có tình trạng nhiều băng nhóm tội phạm, đặc biệt là tội phạm trẻ, hoạt động manh động với hàng chục, thậm chí hàng trăm người tham gia. Việc này trước hết xuất phát từ đạo đức xã hội. Khi đạo đức xã hội thay đổi, xuống cấp thì bắt đầu có tình trạng hành xử theo kiểu luật rừng.

Theo tôi, có hai cách đấu tranh, một là dùng Pháp Luật, hai là dùng vũ lực. Và cách dùng vũ lực chỉ hợp với những người vi phạm không có giáo dục. Trong đó phải quan tâm đến vấn đề đạo đức xã hội. Nếu để xảy ra như vụ ở TP.HCM vừa qua, tính nghiêm minh của Pháp Luật bị "nhờn". Với trường hợp đó, tôi cho rằng phải trấn áp một cách kịp thời, không thể để một bộ phận làm loạn xã hội.

Để trấn áp có hiệu quả, ngoài lực lượng chức năng mạnh cần sự đồng thuận của nhân dân. Khi người dân thấy các hành vi đó cần phải lên án. Việc này là cơ sở và cũng tạo động lực, chỗ dựa cho cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cho lực lượng công an tấn công các loại tội phạm, lập lại trật tự.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận việc trấn áp các băng nhóm tội phạm có cái khó ở chỗ kịp thời nắm bắt thông tin. Nếu biết cả một băng nhóm gây án thì chắc chắn phải ra lệnh trấn áp ngay. Nhưng vì thông tin đến lực lượng công an chậm, dẫn đến ứng xử chậm, để lại hậu quả.

Chính vì vậy lực lượng công an và chính quyền địa phương phải nắm tình hình, quản lý tốt tại địa bàn dân cư. Ngay tại cơ sở khi xảy ra vụ việc, nếu phát hiện sớm hơn, tổ chức ngăn chặn sớm thì có thể hậu quả không xảy ra, hoặc có xảy ra cũng giảm thiểu tác động xấu, thiệt hại rất nhiều.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật