Cô giáo Singapore 2 lần nhiễm virus từ đại dịch

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Điều đáng lo ngại nhất là Covid-19 có thể tấn công bất kỳ ai dù khỏe mạnh đến đâu. Cũng có nhiều trường hợp người bị nhiễm bệnh mà không biết đến từ nguồn nào“.
Cô giáo Singapore 2 lần nhiễm virus từ đại dịch
Ustazah Nadia Hanim (36 tuổi) là một giáo viên Singapore.

Ustazah Nadia Hanim (36 tuổi) là một giáo viên Singapore. Cô được chẩn đoán dương tính với Covid-19 vào ngày 13/3 và trở thành bệnh nhân thứ 203 của nước này. 10 năm về trước, cô cũng từng chiến đấu với bệnh cúm H1N1 và sống sót sau giờ khắc tưởng chừng đã cận kề với cái chết.

Sau 3 tuần điều trị Covid-19, Nadia đã được xuất viện. Cô quyết định chia sẻ câu chuyện của mình để nhắc nhở mọi người không bao giờ được coi nhẹ dịch bệnh.

Ustazah Nadia Hanim không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ phải chiến đấu với bệnh dịch. Tuy nhiên, trở về sau chuyến công tác tại Jakarta (Indonesia), cô Nidia bắt đầu cảm thấy không khỏe, đầu đau nhói và toàn thân đau nhức. Ngày hôm sau, khi cảm thấy khó thở, cô đo thân nhiệt và thấy nhiệt độ tăng lên 39,2 độ C.

Vốn có bệnh nền hen suyễn, cô quyết định tới bệnh viện Đa khoa Changi để thăm khám và được chẩn đoán nhiễm Covid-19.

“Tôi gần như chết lặng khi nghe kết quả. Tôi đã mang một gánh nặng tội lỗi”, bà mẹ có hai đưa con 4 tuổi và 8 tuổi nói.

“Tôi không biết phải nói sao với chồng mình để anh đừng lo lắng. Tôi cố lục lại trí nhớ xem mình đã từng tiếp xúc với ai. Tôi lo bản thân sẽ lây cho các con và chồng”.

Chồng và hai con nhỏ của cô sau đó đã được đưa đi kiểm tra và cách ly. May mắn, cả 3 đều đều không có dấu hiệu nhiễm bệnh, tình trạng sức khỏe ổn.

Cô Nadia không biết mình nhiễm virus từ đâu vì những người tiếp xúc với cô ở Indonesia đều khỏe mạnh.

Nidia tâm sự: “Mỗi sáng thức dậy tôi đều gọi điện hỏi thăm sức khỏe của chồng con. Chỉ khi chồng thông báo rằng tất cả vẫn ổn, tôi mới cảm thấy nhẹ nhõm”.

“Điều buồn nhất là tôi không thể ôm các con khi chúng buồn bã. Tôi chỉ có thể gặp chúng qua màn hình điện thoại. Đứa con lớn liên tục hỏi tôi khi nào trở về nhà vì thằng bé đã nhận thức được tình hình. Còn đứa con nhỏ của tôi không nói gì nhiều, chỉ mỉm cười để cho anh trai nói chuyện”.

Những ngày đầu tiên sau khi nhập viện, Nadia cảm thấy dài như một thế kỷ. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện như thân nhiệt tăng trở lại, buồn nôn, tiêu chảy.

“Tôi đã lăn lộn trên giường và cố gắng chịu đựng những cơn đau”, cô nói.

Sau gần 2 tuần, cô giáo bắt đầu khá hơn và đến cuối tháng 3, Nadia đã chính thức nhận kết quả âm tính.

“Nghĩ lại những khoảnh khắc đó thật kinh khủng. Tôi thật sự rất muốn gửi lời cảm ơn đến đội ngũ y bác sĩ đã luôn quan tâm tôi. Chưa một lần họ cảm thấy khó chịu đối với người bệnh dù trông họ rất mệt mỏi. Họ cũng có những người thân yêu đang chờ ở nhà nhưng họ chưa thể trở về. Họ xứng đáng được ghi nhận cho sự hy sinh này”, Nadia tâm sự.

Sau khi trở về, Nadia vẫn tiếp tục cách ly vì sợ bệnh chưa hết hẳn. Cô cho rằng, điều đáng lo ngại nhất là Covid-19 có thể tấn công bất kỳ ai dù khỏe mạnh đến đâu. Cũng có nhiều trường hợp người bị nhiễm bệnh mà không biết đến từ nguồn nào. Cô mong mọi người tự ý thức và tuân thủ các biện pháp y tế giữa thời điểm dịch bệnh.

"Điều đáng lo ngại nhất là Covid-19 có thể tấn công bất kỳ ai dù khỏe mạnh đến đâu".

Nadia là bệnh nhân đặc biệt trong tổng số hơn 2.500 ca nhiễm Covid-19 ở Singapore khi 10 năm trước, cô cũng đã từng là nạn nhân của đại dịch H1N1.

Cô nhớ lại khoảnh khắc đó: “Sau một đêm ngủ dậy và tôi bỗng cảm thấy khó thở. Tôi cứ nghĩ đó chỉ là một cơn cảm lạnh bình thường. Phổi tôi như muốn bốc cháy, chúng không thể hoạt động được”.

Ngay sau đó Nadia được chị gái và bố đưa đến bệnh viện. Môi của Nadia chuyển sang tím ngắt. Cô đang đứng trên bề vực của cái chết.

Sau khi đến bệnh viện, cô được đưa đi cấp cứu bằng xe lăn và kiểm tra thân nhiệt. Trước khi ngất, cô loáng thoáng nghe được mình sốt 43oC.

“Tôi không thể nhớ lại bất cứ điều gì khác sau đó”, cô Nadia nói. Kết quả sau đó cho thấy cô dương tính với H1N1 và được đưa vào khu cách ly.  

Cô Nadia phải thở bằng máy và được truyền thuốc qua tĩnh mạch. Sau hơn 2 tuần, sức khỏe cô dần ổn định và được xuất viện. Kể từ đó, mỗi khi cảm thấy không khỏe, cô ngay lập tức đi gặp bác sĩ vì không bao giờ muốn lặp lại những giây phút kinh hoàng đó nữa.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10603
  1. Trục lợi từ việc mua sắm thiết bị y tế giữa lúc dịch bệnh là tội ác
  2. Giá thịt lợn hôm nay 30/4: Dân so giá trên tivi, tiểu thương ế cả loạt
  3. Học sinh vùng cao Sơn La nghỉ học mưu sinh vì dịch bệnh
  4. Sáng 26/4, không có ca mắc mới COVID-19, đã có 225 ca khỏi bệnh
  5. Bệnh viện dã chiến đầu tiên chữa lành 33 ca nhiễm Covid-19
  6. Ấm áp tình người Đà Nẵng trong mùa dịch
  7. Có thêm 5 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh
  8. 3 nguyên nhân khiến bệnh nhân dương tính trở lại
  9. Quán cơm lập tấm ngăn giữa mỗi khách ăn để phòng, chống dịch
  10. Công bố 5 ca COVID-19 đã khỏi bệnh bị dương tính lại với virus SARS-CoV-2
  11. Hai người xuất viện tái dương tính SARS-CoV-2
  12. Quy định 20 khách/chuyến, nhiều nhà xe ở Hải Phòng tiếp tục ‘bất động’
  13. Phú Thọ: Gạo miễn phí tới công nhân lao động khó khăn
  14. Bệnh nhân COVID-19 thứ 36 ở Bình Thuận dương tính trở lại
  15. Sao Việt chia sẻ thông điệp không nên chủ quan dù nới lỏng giãn cách
  16. Cựu học sinh trung học mang ‘ATM gạo tình thương’ về cho người nghèo
  17. Lệnh cấm còn hiệu lực, nhiều quán nhậu ở Bình Dương đã ‘dzô, hò’ ăn mừng
  18. Đánh cán bộ chốt kiểm dịch ở Quảng Nam rồi trốn vào Bình Định
  19. Việt Nam ghi nhận 2 ca Covid-19 mới, là du học sinh về từ Nhật Bản
  20. Phó thủ tướng: ‘nCoV rất biến ảo’
  21. 4 bệnh viện sẽ nghiên cứu sử dụng huyết tương để điều trị COVID-19
  22. Ở nơi cứu sống nhiều bệnh nhân COVID-19 biến chứng nặng
Video và Bài nổi bật