“Lá chắn” vì sức khỏe cộng đồng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hơn chục ngày qua, kể từ khi Chính phủ kêu gọi người dân thực hiện nghiêm Chỉ thị về cách ly xã hội, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, hạn chế tối đa việc ra đường thì những lực lượng nòng cốt như Công an, Y tế, Quân đội... lại đang căng mình chống dịch, lăn xả trên mỗi tuyến đường, chốt kiểm soát dịch.
“Lá chắn” vì sức khỏe cộng đồng
Lực lượng liên ngành đo thân nhiệt cho người dân tại điểm chốt Cầu Đông Xuyên,tiếp giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Xem Video: Người dân Hà Nội mong muốn kéo dài cách ly xã hội

//

Gạt đi nỗi lo lắng về nguy cơ có thể nhiễm bệnh từ việc tiếp xúc gần với dòng người tứ xứ qua lại, mỗi cán bộ, chiến sĩ, y bác sĩ đang thầm lặng hy sinh, cống hiến vì sức khoẻ của mỗi người dân và cả cộng đồng.

Khi tuyến đầu vẫy gọi


Gần 12 giờ trưa, tranh thủ nghỉ giải lao vài phút vắng xe, Trung úy Vũ Viết Đức, Đội Chính trị Hậu cần, Phòng Cảnh sát Cơ động (Công an tỉnh) làm nhiệm vụ tại Chốt kiểm soát dịch COVID-19 khu vực chân cầu vượt thị trấn Chờ (Yên Phong) tâm sự: “Tôi cùng lực lượng liên ngành làm nhiệm vụ tại chốt từ ngày 4-4 đến nay. Hằng ngày chốt kiểm soát hàng nghìn phương tiện qua lại, công việc ngoài trời, dầm mưa, dãi nắng, sinh hoạt thay đổi… song mỗi thành viên ca trực đều ý thức được tinh thần, trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt công việc được giao. Đó là nghĩa vụ, song cũng là niềm tự hào được đóng góp công sức nhỏ bé của mình chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh”.

Cũng tại chốt kiểm soát dịch này, em Trương Đức Diệm, sinh viên năm thứ 2, Khoa Điều dưỡng, Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh trong bộ quần áo bảo hộ màu xanh, đang mau lẹ vừa đo thân nhiệt, vừa nhắc nhở người tham gia giao thông nêu cao ý thức phòng, chống dịch, chia sẻ: “Khi các lực lượng Công an, Quân sự, thanh tra giao thông phân luồng các phương tiện vào khu vực kiểm soát, chúng em cần thao tác đo thân nhiệt thật nhanh để giảm thiểu thấp nhất ùn tắc giao thông, song vẫn phải bảo đảm chính xác”. Trương Đức Diệm là một trong những sinh viên đầu tiên của trường viết đơn tình nguyện tham gia tuyến đầu chống dịch ngay khi có lời kêu gọi của Sở Y tế.

Có thể thấy, chưa khi nào, lực lượng liên ngành Công an, Y tế, Quân đội… lại được huy động, tập trung cao độ như thời điểm hiện tại.

Tại các chốt kiểm soát dịch, các thành viên thực hiện đầy đủ phân 3 ca trực 24/24 giờ. Mỗi người một nhiệm vụ từ ra hiệu lệnh dừng xe, đo thân nhiệt, nắm bắt thông tin, hành trình di chuyển của người, phương tiện đi vào tỉnh… Thực sự vất vả và điều kiện sinh hoạt bị đảo lộn, song vượt lên tất cả, các cán bộ, chiến sĩ luôn nỗ lực, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ là “lá chắn” phòng thủ quan trọng của tỉnh, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập.


Thiếu tá Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Công an xã Phù Khê (thị xã Từ Sơn) thực hiện nhiệm vụ tại điểm chốt kiểm soát dịch khu vực tiếp giáp giữa xã Phù Khê với xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội trao đổi: “Cùng với lực lượng Y tế, Quân đội, Công an thị xã Từ Sơn, Công an xã Phù Khê huy động lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ tại điểm chốt. Áp lực công việc nhiều hơn, cộng với điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường do thực hiện nhiệm vụ hầu như phải đứng ngoài trời… song không vì thế anh em sao nhãng, uể oải. Mỗi người luôn ý thức trách nhiệm ở mức cao nhất, cắm chốt, bám địa bàn để phòng, chống dịch hiệu quả”.


Cùng với lực lượng chống dịch từ các ngành, đơn vị chính quy, đã có nhiều người viết đơn, đăng ký tình nguyện xung kích lên tuyến đầu chống dịch. Theo thông tin về kết quả vận động, kêu gọi cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia phòng, chống dịch COVID-19 của Sở Y tế, đến ngày 11-4, toàn tỉnh đã có tổng số hơn 500 người viết đơn hoặc đăng ký, trong đó có gần 150 sinh viên, học sinh đang học tại Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh và Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch; 229 đoàn viên thanh niên ngành Y tế cũng viết đơn sẵn sàng lên tuyến đầu, nguyện kề vai, sát cánh cùng đồng nghiệp trong cuộc chiến chống COVID-19.  

Những đêm không ngủ


Tại điểm chốt kiểm soát dịch liên ngành khu vực trước Khu đô thị Him Lam Park (chân cầu vượt Đại Phúc), hướng đi huyện Quế Võ khi đồng hồ đã qua mốc 22 giờ đêm, hơn chục cán bộ thuộc các lực lượng Công an, Y tế, Quân đội, thanh tra giao thông, sinh viên tình nguyện… vẫn cần mẫn với nhiệm vụ được phân công. Lượng xe qua lại Quốc lộ 18 mỗi ngày rất đông, ban đêm có giảm hơn ban ngày song hầu hết là xe có tải trọng lớn, vận chuyển hàng hoá… do vậy nếu việc phân luồng, kiểm soát tại chốt không nhanh nhẹn, khoa học, rất dễ gây ách tắc giao thông. Ngoài nhiệm vụ đo thân nhiệt, các thành viên tổ kiểm soát không quên nhắc các tài xế lái xe an toàn trong đêm, nhớ đeo khẩu trang phòng dịch. “Về khuya, mặc dù lượng phương tiện giao thông qua lại ít hơn, song đây lại là ca trực vất vả nhất vì trời lạnh, sương đêm, có khi kéo theo cả những trận mưa bất chợt nên ai cũng thấm mệt nhanh hơn. Song mỗi cán bộ, chiến sĩ, tình nguyện viên đều hăng say làm việc, không một ai rời vị trí, bảo đảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công”- Thiếu tá Vũ Quang Trung, Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh), Tổ trưởng ca trực tại chốt tâm sự.


Chị Nguyễn Thúy Hường, là hộ sinh Trạm Y tế xã Yên Trung (Yên Phong) thực hiện nhiệm vụ tại chốt Cầu Đông Xuyên, thu‌ộc đị‌a bàn xã Yên Trung, giáp với huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang xúc động cho biết hơn mười năm làm nghề, tham gia vào lực lượng phòng, chống dịch COVID-19 cũng là quãng thời gian chị thức đêm nhiều nhất. Đêm ở chốt, những lúc vắng xe, chị lại tranh thủ lấy điện thoại ra ngắm ảnh gia đình, xem lại những clip về bé con lưu trong điện thoại. Thương con những đêm thiếu vắng hơi ấm của mẹ, song vì nhiệm vụ, chị luôn ý thức trách nhiệm được giao. “Tôi nghĩ hy sinh một chút hạnh phúc riêng tư vì cộng đồng đó là việc nên làm lúc này, nhất là với những lực lượng tuyến đầu như chúng tôi”.

Hơn 10 giờ đêm tại chốt kiểm soát dịch khu vực trước Khu đô thị Him Lam Park (chân cầu vượt Đại Phúc), hướng đi huyện Quế Võ.

Sự hy sinh thầm lặng của mỗi cán bộ, chiến sĩ, y, bác sĩ đang ngày đêm canh gác “cửa ngõ” đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với mỗi người dân. Anh Lê Văn Cường, phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) làm việc tại khu công nghiệp Thuận Thành II, đi qua chốt kiểm soát dịch tại khu phố Ba Huyện - Chân cầu vượt Bồ Sơn, phường Khắc Niệm (thành phố Bắc Ninh), hướng đi cầu Hồ nhận xét: “Các chốt kiểm soát có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Tôi rất ủng hộ, chấp hành nghiêm các đề nghị khuyến cáo, cũng như chia sẻ với những vất vả, hết mình vì nhiệm vụ của lực lượng chức năng”.     


“Đối mặt với nguy cơ nhiễm dịch bệnh, hẳn ai cũng có tâm lý chung là lo lắng, song mỗi thành viên giữ chốt đều gác lại gia đình một bên để thực hiện nhiệm vụ. Mỗi chốt bên cạnh việc kiểm soát dịch, còn là điểm vận động, tuyên truyền người dân nêu cao ý thức và thực hiện các biện pháp phòng dịch hiệu quả như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay… trước hết vì sức khỏe bản thân, sau là cả cộng đồng” - Đại úy Trịnh Xuân Hưng, Ban CHQS thành phố Bắc Ninh, trực tại chốt khu vực trước Khu đô thị Him Lam Park (chân cầu vượt Đại Phúc), hướng đi huyện Quế Võ chia sẻ.

Mỗi người dân hãy là hậu phương vững chắc

COVID-19 là dịch bệnh truyền nhiễm được xếp vào nhóm A - nhóm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ t‌ử von‌g cao. Nhiều quốc gia, trong đó có cả những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới đã và đang phải trả giá đắt do sự chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. Còn ở trong nước, thời gian qua cũng đã có nhiều câu chuyện “dở khóc, dở cười” gây sự phẫn nộ trong dư luận cộng đồng chỉ bởi sự thiếu ý thức của một người đã mang đến biết bao nguy cơ cho người thân, cộng đồng: Từ một người nhiễm bệnh phải cách ly cả khu phố, một bệnh nhân “siêu lây nhiễm” khai báo không trung thực kéo theo chục người từng tiếp xúc với mình dương tính với SARS-CoV-2, hay trường hợp khác bỏ trốn khỏi nơi cách ly tập trung… Mới đây, một bệnh nhân khác tiếp tục được mệnh danh là “siêu lây nhiễm” bởi đã gây sự lây nhiễm trong cộng đồng và dự báo sẽ tiếp tục có thêm người liên quan mắc COVID-19. bệnh nhân này hiện gây không ít hoang mang lo lắng cho cộng đồng do có yếu tố dịch tễ phức tạp: Sinh hoạt nhiều ngày trong cộng đồng, đi đến rất nhiều nơi và tiếp xúc với vô số người. Nhắc đến một số ca mắc điển hình để thấy việc thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội, bảo đảm giãn cách xã hội giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm phòng ngừa, hạn chế tối đa sự lây lan trong cộng đồng.

Lực lượng Y tế làm nhiệm vụ tại một chốt kiểm soát dịch.

Dù là cuộc đối đầu hoàn toàn ngoài ý muốn, đại dịch COVID-19 được coi như phép thử về ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với sức khoẻ của chính bản thân, người thân và cộng đồng. Đáng buồn thay, bên cạnh phần lớn người dân có ý thức tốt trong phòng ngừa dịch bệnh, chung tay chia sẻ với nỗi khó khăn, vất vả của cả hệ thống chính trị trong cuộc chiến chống “giặc” COVID-19 thì đâu đó vẫn còn một bộ phận người dân thiếu ý thức, chủ quan khi nghĩ dịch bệnh còn ở xa lắm, thậm chí một số đối tượng còn có thái độ xúc phạm, hành vi chống đối lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch. Vừa qua, Công an tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định khởi tố, tạm giữ Hình Sự đối với 2 trường hợp có hành vi chống đối tại các chốt liên ngành kiểm soát dịch. Đó là bài học cảnh tỉnh cho những đối tượng coi thường Pháp Luật, có hành vi ngoan cố, chống đối gây ảnh hưởng tình hình ANTT và công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.


Ngành Y tế Bắc Ninh vừa công bố khỏi bệnh đối với bệnh nhân mắc COVID-19 là du học sinh người Phú Thọ trở về từ Pháp được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh. Thành quả đó có được nhờ sự chỉ đạo tập trung, mạnh mẽ và quyết liệt ở tất cả các tuyến mà không thống kê, báo cáo nào có thể nói hết, nói đủ những vất vả của lực lượng tham gia chống dịch. Cuộc chiến chống COVID-19 vẫn đang trong giai đoạn cao điểm, cần quyết tâm và sự quyết liệt của tất cả các cấp, các ngành. Nếu như coi mỗi thành viên tham gia các chốt kiểm soát dịch bệnh là một “chiến sỹ” trên tuyến đầu chống dịch, mỗi chốt kiểm soát dịch là một “lá chắn” ngăn ngừa COVID-19 xâm nhập và lây lan thì mỗi người dân cũng cần được coi là hậu phương. Hậu phương vững chắc sẽ tiếp thêm sức mạnh để tiền tuyến yên tâm chống “giặc”, chờ ngày ca khúc khải hoàn.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10593
  1. Hà Nội tiếp tục dừng các hoạt động vui chơi giải trí, bar, karaoke...
  2. Sắp đón gần 10.000 người Việt ở nước ngoài về nước
  3. TP Cần Thơ sẵn sàng tiếp nhận, cách ly tập trung công dân giai đoạn 3
  4. Cách ly 420 chuyên gia Trung Quốc
  5. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Nguy cơ dịch bệnh vẫn ở xung quanh, đây là lúc tuyệt đối không được chủ quan
  6. Bắc Ninh dừng các chốt kiểm soát dịch, giám sát chặt nhà máy Samsung
  7. Từ 25-4, các dịch vụ không thiết yếu được phép mở cửa lại nhưng không tập trung quá 20 người
  8. Thủ tướng ‘chốt’ những quy định trong giai đoạn chống dịch Covid-19 mới
  9. Hậu Giang chuẩn bị đón 1.430 Việt kiều về từ các nước có dịch COVID-19
  10. Xe Tây Ninh đi TP.HCM tạm cắt giảm một nửa để phòng chống Covid-19
  11. Bắc Ninh nới lỏng cách ly xã hội từ hôm nay
  12. Cả nước còn 4 huyện nguy cơ lây nhiễm cao, tiếp tục cách ly xã hội
  13. Phú Yên có công văn hỏa tốc về phòng, chống COVID-19
  14. Bình Định quy định giữ khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 1 m
  15. Hải Phòng: Bến xe Lạc Long lùi thời gian điều chuyển đến hết ngày 30/6/2020
  16. Hải Phòng xóa bỏ các chốt kiểm soát COVID-19 cửa ngõ, người ngoại tỉnh đến có phải cách ly?
  17. Thái Bình tiếp tục đón công dân từ nước ngoài về cách ly
  18. TP.HCM hết cách ly xã hội: Đường phố nhộn nhịp, nhiều người bắt đầu... chủ quan
  19. Ùn tắc tại cửa ngõ Quảng Ninh trong ngày đầu nới giãn cách xã hội
  20. Cho phép hoạt động lại Chợ đêm Đà Lạt và khu điểm du lịch, dịch vụ thể thao, làm đẹp
  21. Thêm 240 chuyên gia Hàn Quốc nhập cảnh qua sân bay Vân Đồn
  22. Bình Dương: Tiếp tục tạm dừng hoạt động vũ trường, karaoke...
Video và Bài nổi bật