Những ‘thợ săn virus’ giữa lòng thủ đô

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giữa lúc người ta chạy trốn virus, thì hơn 500 “thợ săn virus“ lại lao vào giám sát, lấy mẫu, điều tra dịch tễ ở tất cả các khu cách ly tập trung, bệnh viện, cho đến từng ca nghi nhiễm cụ thể ở ngoài cộng đồng…
Những ‘thợ săn virus’ giữa lòng thủ đô
Ảnh minh họa.

Những "thợ săn" thầm lặng

Từ lúc dịch Covid-19 xuất hiện, những nhân viên y tế nơi đây luôn quay cuồng với công việc, liên tục 24/24 giờ, sức làm việc của họ đều đang vượt quá 200%. Có những hôm làm mệt lả từ sáng, trưa sang chiều, chưa kịp ăn uống, có lịch, họ lại lên đường ngay lập tức. Phía ngoài hành lang của khoa, tuy đã 15 giờ chiều, những suất cơm trưa đã nguội lạnh vẫn còn đó … "Đó là những suất cơm trưa của một số anh em trong tổ lấy mẫu chưa kịp về ăn" - anh Nguyễn Đức Minh, nhân viên trẻ mới chuyển về khoa được 3 năm nay nói với chúng tôi. 

Bước vào một cuộc chiến chưa từng có, anh Minh bảo, công việc của các nhân viên Khoa xét nghiệm đều được đào tạo chuyên môn hóa. Một người có thể làm được mọi công việc, đảm nhiệm tất cả các khâu...  Mỗi lần vào labor ngồi box cấy, nghĩa là phải sau 4-6 tiếng xong hết việc mọi người mới được ra ngoài. Yêu cầu kỹ thuật trong labor là các bác sĩ, kỹ thuật viên không được làm việc liên tục suốt 8 tiếng đồng hồ. Vì vào đó, họ phải mặc trang phục phòng hộ chuyên dụng trông giống như phi hành gia. Bộ đồ đó rất kín, mặc vào phải làm việc liên tục như một cỗ máy. Trong khi c‌ơ th‌ể chỉ chịu đựng được 4 tiếng. Thực hiện công việc nhẹ hơn một chút may ra được 6 tiếng. Trong 4-6 tiếng đó, khát không được uống nước, vệ sinh không được đi, ngứa không được gãi bởi nếu cởi ra coi như đã hủy bộ quần áo đó. Trong tình hình hiện nay, một bộ đồ bảo hộ đúng quy chuẩn như vậy rất quý hiếm, có tiền cũng không mua được. Kỹ thuật viên một phần vì tiết kiệm, phần quan trọng hơn, trong ca làm nếu hở ra một chút xíu thôi coi như mang luôn nguy cơ lây nhiễm vào người.

Nghe cách anh Minh chia sẻ mà thương đến chảy nước mắt! Với anh hay bất kỳ nhân viên, sinh viên tình nguyện nào, ban đầu, mặc bộ đồ bảo hộ rất khó chịu, đeo khẩu trang N95 khó thở đến vã mồ hôi, gây ngứa ngáy, khó chịu … Anh ví von mặc bộ đồ bảo hộ giống như các vận động viên thể thao mặc áo mưa chạy để giảm cân… Đây là cách giảm cân khắc nghiệt nhất. Và lâu dần, họ quên đi sự khắc nghiệt đó, cuốn mình theo công việc. 

"Lúc đó, thương nhất là các chị kỹ thuật viên. Kết thúc một ca, người mệt lả nên chỉ ngồi uống nước và uống sữa, thở một lúc, xong lại vào chiến đấu tiếp. Một ngày 24 tiếng, 4 ca liền chạy như thế, mà toàn phụ nữ. Chúng tôi là nam giới, sức chịu đựng tốt hơn đã đành…." -anh Minh chia sẻ.

Trung tâm là nhà

Đâu chỉ có vậy, lo cho gia đình, một số anh chị mấy ngày mới về nhà một lần. Nhưng khi về, người nhà cảm thông, chia sẻ nhưng hàng xóm lại ái ngại, bàn tán. Họ bảo, sao không ở đấy luôn về nhà làm gì? Mang tiếng là về nhà, nhưng họ chỉ kịp tắm rửa, chợp mắt một chút, và vội miếng cơm… rồi lại lên đường ngay.

Để trấn an tinh thần, tâm lý gia đình, mỗi lần từ Trung tâm về, anh Minh lặng lẽ "trốn" vào phòng riêng ngủ một giấc, chờ cả nhà ăn xong, anh mới xuống ăn… Những lúc đó, cả nhà thấy thương anh nhiều hơn vì công việc nguy hiểm và vất vả gấp bội.

Thế nên có một chuyện đã thành quen tại CDC Hà Nội từ Tết Nguyên đán đến nay và chẳng biết còn kéo dài bao lâu nữa, đó là  nhiều người ở lại cơ quan. "Thực chất, ở lại cơ quan có nghĩa là thức trắng xuyên đêm mà làm ấy. Nhiều lúc, mệt quá, mọi người tranh thủ ngủ gục tại bàn làm việc hay sang hơn thì một số anh em kê ghế ngủ trên tầng 11. Thế là xa xỉ lắm rồi!" - Trưởng khoa xét nghiệm Nguyễn Mạnh Hùng vừa vội vã bước đi vừa nói với theo.

Chia sẻ về những công việc thầm lặng lâu nay ít người biết đến, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho hay, bước vào một cuộc chiến chưa từng có, từ trước Tết Nguyên đán, CDC Hà Nội đã lên phương án đáp ứng cho từng diễn biến của dịch. Các phương án có sự phối hợp giữa rất nhiều ban ngành chức năng.

Giữa lúc người ta chạy trốn virus, thì hơn 500 "thợ săn virus" lại lao vào giám sát, lấy mẫu, điều tra dịch tễ ở tất cả các khu cách ly tập trung, bệnh viện, cho đến từng ca nghi nhiễm cụ thể ở ngoài cộng đồng… Khi mẫu về, toàn bộ nhân viên Khoa xét nghiệm của CDC Hà Nội làm việc 24/24 giờ, chia 4 ca liên tục với hơn 1.000 mẫu/ngày. Tất cả vì mục tiêu mẫu bệnh phẩm phải được xét nghiệm ngay, trả kết quả sớm nhất, chính xác.

Riêng Khoa xét nghiệm có 80 nhân viên y tế nhưng đến nay, do khối lượng công việc lớn nên CDC phải huy động công suất gấp 3 lần so với bình thường, bao gồm cả sinh viên Đại học Y và 20 cán bộ, bác sĩ từ các bệnh viện khác về hỗ trợ. Với công tác xét nghiệm, đòi hỏi tính chính xác và an toàn tuyệt đối, đây là những yếu tố cần thiết và rất quan trọng. Vì vậy, trong phòng xét nghiệm, các nhân viên y tế buộc phải tuân thủ theo 2 quy định nghiêm ngặt. Đó là không lây nhiễm cho người khác và không lây nhiễm chéo, giữa mẫu nọ sang mẫu kia.

"Thời điểm này, tất cả các trường hợp có triệu chứng mà không tìm ra nguyên nhân nào khác thì phải nghĩ ngay đến Covid-19 và cho xét nghiệm. Lúc đó chúng ta mới có thể khống chế được sự lây lan trong cộng đồng. Mở rộng xét nghiệm nhanh Covid-19 ngoài cộng đồng, có kết quả trong 10 phút cũng là một giải pháp mà Hà Nội đang thực hiện để đạt được mục tiêu phát hiện, lần ra nguồn lây sớm. Hiện nay, Hà Nội đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, điều lo sợ nhất hiện nay là bắt đầu có sự lây truyền trong cộng đồng, những người đã mang chủng mà không có biểu hiện bệnh" - Phó Giám đốc CDC Hà Nội nói.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10595
  1. Người Ấn Độ chụp tòa chung cư ở Hà Nội ngập sắc đỏ giữa mùa dịch
  2. Bệnh nhân số 91 đã âm tính với SARS-CoV-2
  3. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Dịch Covid-19 chắc chắn còn kéo dài
  4. Thủ tướng: 28 tỉnh, thành tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16
  5. Thông tin về BN 268 ở Đồng Văn (Hà Giang)
  6. Người đến Hải Phòng phải có xác nhận của chính quyền nơi đi
  7. Tin vui: Cả nước đã có 171 người khỏi bệnh, Cần Thơ không còn ca nhiễm Covid-19
  8. Thêm 2 người mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh
  9. Các địa phương thuộc nhóm ‘nguy cơ cao’ cần tiếp tục áp dụng cách ly xã hội
  10. Ban chỉ đạo phòng chống dịch kiến nghị Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện ‘cách ly xã hội’
  11. Dịch Covid-19: Bệnh nhân 91 có dấu hiệu nhận biết xung quanh
  12. Hôm nay (15/4), Chính phủ quyết tiếp tục cách ly xã hội hay không
  13. Điện Biên: Nhiều người chủ quan dù chưa hết thời gian cách ly toàn xã hội
  14. Ổ dịch Hạ Lôi có thêm một ca mắc Covid-19, tiếp xúc gần với BN243
  15. Xác định hơn 700 người liên quan BN 262: Nguy cơ lây nhiễm từ khu nhà ăn sức chứa 1000 người
  16. Công an trong ‘cuộc chiến’ tại ổ dịch Buddha và quận 8
  17. Tiếng loa giúp người dân nâng cao ý thức phòng dịch nơi biên giới
  18. Hơn 19.000 lao động trong cơ sở lưu trú tạm ngừng việc
  19. Việt Nam: 1 trong 3 quốc gia ưu tiên ăn tại nhà do COVID-19
  20. Thái Nguyên rà soát 233 người liên quan công nhân Samsung mắc COVID-19
  21. 2 bệnh nhân Covid-19 nặng khỏi bệnh, cả nước 168 trường hợp bình phục
  22. Chiều 14/4, sẽ thêm 14 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh
Video và Bài nổi bật