Xử nghiêm thông tin sai sự thật về COVID-19

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người dùng mạng xã hội cần cân nhắc, kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ lên mạng xã hội, nhất là những nội dung liên quan đến tình hình dịch bệnh. Đồng thời, nên chia sẻ những hình ảnh đẹp, tấm gương hết lòng phục vụ cộng đồng trong lúc khó khăn.
Xử nghiêm thông tin sai sự thật về COVID-19
Trong ảnh: Bộ đội chuẩn bị bữa cơm cho những người bị cách ly tại Trường Quân sự tỉnh Vĩnh Long.

Xem Video: Đồng Tháp: Xử lý đối tượng đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Corona 

//

Từ khi Việt Nam bắt đầu phát hiện những ca mắc COVID-19 đầu tiên, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều thông tin giả mạo, không đúng sự thật về dịch bệnh này khiến người dân bị hoang mang, lo lắng. Những trường hợp này bị cơ quan chức năng phát hiện kịp thời và tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp Luật.

Vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành mời làm việc 2 trường hợp chia sẻ những thông tin sai sự thật về dịch COVID-19 trên mạng xã hội Facebook. Trường hợp thứ nhất là N.N.T. (sinh năm 1990, tạm trú tại huyện Long Hồ- Vĩnh Long). Vào ngày 31/1/2020, T. sử dụng nickname T.V.T. đăng thông tin: “Cái Răng- Cần Thơ đã có ca nhiễm vi rút corona đầu tiên”.

Thực tế, đây là thông tin sai sự thật và ngay sau khi phát hiện, Phòng An ninh Chính trị nội bộ (Công an tỉnh Vĩnh Long), Sở Thông tin- Truyền thông tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Công an TP Cần Thơ, Sở Thông tin- Truyền thông TP Cần Thơ tiến hành xác minh và mời N.N.T. lên làm việc. Qua làm việc, N.N.T. đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình và tự gỡ bỏ thông tin này.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Thiện Sơn- Chánh thanh tra Sở Thông tin- Truyền thông, căn cứ theo quy định của Pháp Luật, sở đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 12,5 triệu đồng đối với N.N.T. vì hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Trường hợp thứ hai được Phòng An ninh Chính trị nội bộ- Công an tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Công an TP Vĩnh Long phát hiện, xác minh và mời làm việc. Cụ thể, ngày 31/1/2020, B.T.A.X. (sinh năm 1989, Phường 1- TP Vĩnh Long) sử dụng tài khoản Facebook L.X.B.X. đăng tải thông tin: “Vĩnh Long đã phát hiện 5 ca, trong đó 2 ca đang nằm trong Xuyên Á”.

Thông tin này đã làm nhiều người hoang mang, lo lắng. Qua làm việc, B.T.A.X. thừa nhận đây chỉ là những thông tin bịa đặt và gỡ bỏ bài viết, cam kết không tái phạm.

Bộ Công an thống kê từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam đến nay, trên không gian mạng đã có khoảng 300.000 tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn; khoảng 600.000 tin, bài, video clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội.

Trong đó, nhiều đối tượng cũng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung tin thất thiệt hoặc đưa những thông tin thiếu tính xác thực, chưa được kiểm chứng, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm “câu view, câu like”, gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Đầu tháng 2/2020, Công an quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) cũng đã xử phạt hành chính 12,5 triệu đồng đối với một thanh niên tại địa phương về hành vi đăng hình ảnh kèm nội dung liên quan đến kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 lên tài khoản Facebook cá nhân.

Sau khi bị cơ quan chức năng mời làm việc, thanh niên này thừa nhận đã chỉnh sửa kết quả khám sốt xuất huyết trước đó thành kết quả xét nghiệm COVID-19 rồi đăng lên mạng xã hội để “câu like”.

Theo điều tra của Bộ Công an, lợi dụng tình hình dịch COVID-19, các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng bất mãn chính trị trong và ngoài nước đã lợi dụng phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh; kích động người dân đình công, ngừng buôn bán, tích trữ lương thực, thực phẩm,...

Mục đích của các đối tượng này là nhằm gây hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ trong nội bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Phương thức, thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng này là thiết lập nhiều trang mạng, hội nhóm, tài khoản Facebook,… để tán phát, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, kích động về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam.

Bịa đặt các thông tin gây sốc về số người chết do mắc COVID-19 tại Việt Nam, hướng dẫn cách chữa trị tại nhà như uống rượu, tắm cây sả,… từ đó kêu gọi tự chữa bệnh tại nhà, tẩy chay hướng dẫn của Bộ Y tế; lợi dụng “khoảng trống thông tin” trên các trang mạng chính thống để lồng ghép các thông tin xuyên tạc bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Bên cạnh, thông qua chính sách mua quảng cáo trên nền tảng công nghệ Facebook, nhiều tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài đã chi hàng chục ngàn USD để chạy quảng cáo các nội dung xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam.

Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết đã chia sẻ những thông tin sai sự thật, thậm chí là thông tin của các trang mạng phản động trên trang Facebook cá nhân, vô tình tiếp tay cho việc lan truyền thông tin sai sự thật trên không gian mạng.

Trước tình hình trên, lực lượng công an đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể, nhằm góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Công an các đơn vị, địa phương đã xác minh, làm việc với trên 650 trường hợp đưa tin sai sự thật, xử phạt vi phạm hành chính hơn 140 trường hợp.

Các trường hợp sai phạm, sau khi được cơ quan công an làm việc, phân tích đã nhận thức được hành vi vi phạm của bản thân, tự gỡ bỏ các thông tin sai sự thật và cam kết không tái phạm, trong đó có cả những KOL (người có ảnh hưởng lớn trong xã hội).

Trong một diễn biến có liên quan, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao cũng vừa ban hành Công văn số 45 về việc hướng dẫn áp dụng Pháp Luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm Pháp Luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch COVID-19.

Trong đó, người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch COVID-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” theo quy định tại Điều 288, Bộ luật Hình Sự.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật