Xót xa hình ảnh người nghèo ở Mỹ giành giật sự sống giữa đại dịch Covid 19: Ở trong lều và lo sợ mắc bệnh

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ đang là quốc gia có số người nhiễm covid-19 cao nhất trên thế giới với hơn 430.000 người trong đó có 14.738 người đã qua đời vì dịch bệnh (tính đến sáng 9/4). Mỗi ngày, nước này có thêm vài chục nghìn người nhiễm mới luôn ấy các mẹ, nói chung mỗi ngày cập nhật con số mới ở Mỹ mà em giật mình thay.
Xót xa hình ảnh người nghèo ở Mỹ giành giật sự sống giữa đại dịch Covid 19: Ở trong lều và lo sợ mắc bệnh
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Xem Video: WHO- ’nguy cơ khẩn cấp’ thiếu hụt đồ bảo hộ cho nhân viên y tế giữa đại dịch Covid 19

Mới đây, em còn đọc được bài viết trên tờ New York Times về cuộc sống của người dân vô gia cư. Thực sự là nhìn tới đâu xót tới đó các mẹ ạ.

Người vô gia cư Mỹ rất dễ lây nhiễm bệnh dịch

Mỹ hiện tại thực sự đang rơi vào khủng hoảng khi mỗi ngày, nước này ghi nhận thêm vài chục nghìn người nhiễm mới. Con số này còn lớn gấp nhiều lần tổng số người bị nhiễm từ đầu mùa dịch. Trong cơn khủng hoảng đó, những người vô gia cư Mỹ chẳng tìm thấy bất cứ ‘tia sáng cuối đường hầm’ nào như lời ông Donal Trump tuyên bố trước đó.

Trước kia, cuộc sống người vô gia cư chỉ phải lo cái ăn chốn ngủ, nay họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao lây nhiễm bệnh. Họ không có đồ bảo hộ cũng chẳng có dung dịch rửa tay như những người khác. Các tổ chức xã hội thì đóng cửa, trung tâm chăm sóc, điểm phát thực phẩm miễn phí cho người nghèo, người vô gia cư cũng chẳng còn.

Người vô gia cư ở Mỹ thực sự chẳng thấy tia sáng nào như lời ông Trump đã nói. Ảnh: Internet

Bà Ruthy Owen (PGĐ Hiệp hội các tổ chức quốc gia làm việc với người vô gia cư) cho biết: đây là nhóm người yếu thế không đủ khả năng tự bảo vệ bản thân. Đặc biệt, người vô gia cư là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm covid-19 cao hơn cả.

Những người này sống tạm bợ trong căn lều vải nhỏ hẹp. Ảnh: Internet

Tháng trước, Thống đốc Gavin Newsom (Bang California) cảnh báo: khoảng 60.000 người vô gia cư có thể nhiễm covid-19. Tại Los Angeles (L.A) cũng chả khá khẩm hơn khi bang này cũng có 60.000 người vô gia cư, trong đó đã có 9 người nhiễm bệnh và tất nhiên con số này sẽ chẳng dừng lại.

Những phòng tập thể dục, nhà bếp, thư viện… vốn là chỗ ngủ của người vô gia cư nay đã đóng cửa. L.A phải thiết lập nhà tạm trú ẩn khẩn cấp ở trung tâm giải trí của thành phố, thiết lập nhà vệ sinh di động, trạm rửa tay và nhà tắm cho người vô gia cư. Thế nhưng, nếu muốn phòng dịch thì những việc này là chưa đủ.

Những mảnh đời bị quên lãng

Tác giả bài viết Rachel Bujalski đã gặp David Busch – một người vô gia cư. Busch cho biết: ‘những căn lều tạm nằm rải rác sẽ được chính quyền nhặt lện và vứt hết đi khỏi thành phố, cứ như thể quét sạch đống rác rưởi đi vậy’. Thậm chí, ‘những kẻ dọn dẹp còn lờ đi vấn đề chúng tôi đang cần nhà ở tại L.A’, Bush xót xa chia sẻ.

Cuộc sống của họ trước kia chỉ lo cái ăn chốn ở thì nay còn thêm nỗi lo lây bệnh. Ảnh: Internet

Tác giả bài viết cũng gặp vợ chồng Rose và David Cantu. Tháng 12/2018 họ bị đuổi khỏi căn hộ và sống tạm bợ trong xe. Khi dịch covid-19 bùng phát ở Mỹ, họ rất khó để có thể tìm được phòng tắm công cộng. Thứ 2 vừa rồi, David đã qua đời, Rose đang lo sợ chồng mình đã chết vì nhiễm Covid-19.

Hôm thứ 2, chồng Rose đã qua đời, cô lo lắng rất có thể anh mất vì dịch. Ảnh: Internet

Những người vô gia cư đều luôn mơ ước cái gọi là nhà. Thế nhưng, nghiệt ngã thay mức giá trung bình cho 1 ngôi nhà ở L.A lên tới 600.000 USD, cao gấp đôi với mặt bằng của nước Mỹ. Số dân ở Cali chiếm 12% tổng dân số nước Mỹ nhưng có tới ¼ người thuộc nhóm vô gia cư.

Người vô gia cư ở Mỹ hiện rất khó tìm được nhà tắm. Ảnh: Internet

Những chiếc lều lụp xụp được dựng tạm bợ ở nơi bẩn thỉu. Ảnh: Internet

Hai mẹ con chen chúc trong chiếc ô tô sống qua ngày. Ảnh: Internet

dịch covid-19 bùng phát đe dọa tới sự sống của nhóm người này. Lúc này ‘chúng ta mới biết mình đã lãng quên họ’, tác giả viết. Người này cũng nhấn mạnh: Việc đuổi người vô gia cư từ nơi này đến nơi khác và buộc họ phải sống trong lều tạm bợ không phải giải pháp lâu dài. Nó cũng chẳng thể bảo vệ người dân tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh trong đại dịch. Ngược lại, nó chỉ khiến tình hình thêm tăm tối hơn.

Để giải quyết tình hình này, Mỹ để trại cứu tế mở cửa 24/24 thay vì 12 tiếng/ngày như trước. Đồng thời, họ cũng cho phép những gia đình không nhà được tạm trú ở cơ sở cứu tế tối đa 60 ngày kể từ ngày đăng kí. Người vô gia cư sẽ được kiểm tra y tế để tránh việc bùng phát chuỗi dịch lây nhiễm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật