‘Tân Thiên Địa là Daegu’ - dân đối mặt sự kỳ thị khi đỉnh dịch đi qua

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong nỗ lực đưa cuộc sống trở lại bình thường, người dân Daegu phải đấu tranh với sự kỳ thị liên quan tới giáo phái Tân Thiên Địa, đồng thời vực dậy công việc kinh doanh.
‘Tân Thiên Địa là Daegu’ - dân đối mặt sự kỳ thị khi đỉnh dịch đi qua
Người dân thư giãn trong một công viên ở thành phố Daegu.

Báo trích dịch bài đăng trên South China Morning Post, đề cập tới việc Daegu - thành phố bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19 ở Hàn Quốc - đang trở lại nhịp sống bình thường. Tuy nhiên, dân cư ở đây cảm thấy “bị coi thường” trước nhiều thành kiến liên quan tới Tân Thiên Địa - giáo phái bị đổ lỗi góp phần thúc đẩy dịch bệnh lây lan nhanh ở Hàn Quốc. Kế sinh nhai của nhiều người cũng bị ảnh hưởng vì dịch.

Bước vào quán cà phê của Kim Hyun-Joon (42 tuổi) ở Daegu và gọi một túi cà phê phin giấy, khách hàng sẽ thấy thông điệp được viết trên túi: “Xin hãy bỏ lại bất kỳ thành kiến nào và nhìn nhận chúng tôi đúng với con người mình. Sự thật luôn gần gũi nhất trong mỗi chúng ta. Daegu cũng là một phần của Hàn Quốc”.

Người dân thành phố lớn thứ 4 Hàn Quốc đang chật vật chống lại sự kỳ thị sau khi nơi đây trở thành tâm dịch Covid-19 từ giữa tháng 2, liên quan đến nhà thờ của giáo phái bí ẩn Tân Thiên Địa.

“Với nhiều người bây giờ, Tân Thiên Địa chính là Daegu. Sau khi đọc bình luận trên mạng, tôi cảm thấy hình ảnh của Daegu bị tổn hại rất nhiều. Thật buồn khi cả thành phố bị đánh đồng với một nhóm thiểu số”, Kim - người pha cà phê ở Daegu hơn 12 năm - cho biết.

Tính đến sáng 8/4, Hàn Quốc đã báo cáo 10.331 ca nhiễm Covid-19 với 192 trường hợp t‌ử von‌g. Nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á đang kiểm soát tốt các ca bệnh mới.

Ngày 3/4, thành phố Daegu lần đầu ghi nhận số trường hợp nhiễm mới bằng 1 con số (9 ca) sau 45 ngày.

Cuộc sống ở thành phố 2,5 triệu dân đang dần trở lại bình thường khi các nhà hàng, cửa tiệm bắt đầu mở cửa. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đã gây thiệt hại cho các hộ kinh doanh nhỏ - những người chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận ít ỏi, khách quen ở địa phương và khách du lịch.

Vào một buổi chiều thứ bảy, những người bán hàng ở Seomun - chợ truyền thống nổi tiếng nhất của Daegu - nhìn chằm chằm vào lối đi vắng vẻ trong nhiều tuần nay.

Giống như nhiều người ở đây, Park Myung-ja (tên nhân vật được thay đổi) cố gắng tìm cách vực dậy công việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với vấn đề lớn: Khách hàng chưa quay trở lại.

Nhìn về phía 2 người đàn ông đang dùng bữa trong quán mì đối diện, người phụ nữ 61 tuổi nói: “Đây là lúc chúng tôi tất bật nhất”.

Bà Park bán rong biển ở chợ này hơn ba thập kỷ qua, nhưng doanh số chưa bao giờ giảm mạnh đến mức như vậy. Một số ngày, chỉ có 2-3 khách hàng ghé qua cửa hàng của bà. “Tôi và chồng cố gắng hết sức để không tiêu thêm bất kỳ khoản tiền nào nữa”, Park nói.

Bà Park Myung-ja ngồi chờ khách hàng ghé đến cửa hàng của mình ở chợ Seomun.

Nhớ lại những ngày đầu bùng phát dịch, Kwak Eun-ji (45 tuổi) - y tá tại Trung tâm Y tế Đại học Yeungnam hơn 20 năm qua - nói: “Khi hàng trăm ca mới xuất hiện ở Daegu trong một ngày, tôi muốn tin đó là một trò lừa bịp”.

Tuy nhiên, nhìn dòng người chờ được kiểm tra sức khỏe, Kwak nhận ra đây là sự thật.

“Hầu hết người dân Daegu chưa từng biết đến sự tồn tại của giáo phái Tân Thiên Địa trước tất cả điều này”, nữ y tá nói.

Giữa mùa dịch, con gái lớn của Kwak (17 tuổi) thay mẹ nấu cơm và chăm sóc các em 9 và 14 tuổi.

“Con gửi ảnh chụp từng bữa ăn cho tôi”, Kwak nói trong khi nhìn vào màn hình điện thoại. “Xin lỗi, tôi đang rất nóng. Lớp mặt nạ khiến tôi có chút khó thở và ngột ngạt”.

Người phụ nữ 45 tuổi đánh giá cao sự hỗ trợ mà cô nhận được từ cộng đồng.

“Người dân tình nguyện giúp đỡ y bác sĩ tại bệnh viện. Học sinh viết thư và gửi đồ uống lạnh cho chúng tôi. Đó là những điều quý giá trong bối cảnh khó khăn như hiện tại”, Kwak nói.

Y tá Kwak Eun-ji biết ơn người dân vì sự hỗ trợ dành cho đội ngũ y tế.

“Chúng tôi không thể phủ nhận vai trò của Tân Thiên Địa trong việc lây lan virus corona tại đây”, bác sĩ Suh Wan-suk - phó Chủ tịch Trung tâm Y tế Đại học Yeungnam - cho biết.

Tuy nhiên, ông khẳng định những phản ứng chỉ trích nhắm vào người dân Daegu liên quan tới điều này gây nguy hiểm cho cuộc chiến với dịch bệnh. Sự kỳ thị ngày càng tăng có thể ngăn cản mọi người được kiểm tra sức khỏe.

“Người dân Deagu xứng đáng được công nhận nhiều hơn. Nhờ sự hợp tác của họ, chúng tôi có động lực tiến lên”, bác sĩ Suh nói.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10547
  1. Hàn Quốc chữa khỏi 2 bệnh nhân Covid-19 nguy kịch bằng huyết tương
  2. Hàn Quốc: 51 bệnh nhân tái dương tính virus corona sau một thời gian ngắn bình phục
  3. Cách học sinh Hàn Quốc làm bài thi giữa mùa dịch COVID-19
  4. Phụ nữ Hàn mệt mỏi vì nấu nướng, việc nhà chất đống vào mùa dịch
  5. Ca sĩ đầu tiên của Hàn Quốc dương tính với Covid-19
  6. Người Hàn Quốc lũ lượt về nước tránh dịch Covid-19
  7. Người đàn ông nghèo bán đất ủng hộ chống Covid-19
  8. Hàn Quốc hủy lễ hội hoa anh đào
  9. Hàn Quốc yêu cầu cách ly tất cả người nhập cảnh không phân biệt quốc tịch
  10. Cố tình mở cửa, trung tâm ở Hàn Quốc có giáo viên mắc Covid-19
  11. Du học sinh Hàn Quốc dương tính nCoV, có nguy cơ bị phạt 1,9 tỷ vì không tuân thủ cách ly sau khi về nước
  12. Giáo viên Hàn Quốc đề nghị lùi lịch khai giảng năm học mới
  13. Nhiều nhân viên Đại sứ quán Nhật Bản tại nước ngoài nhiễm SARS-CoV-2
  14. Hàn Quốc siết chặt kiểm soát với du khách Mỹ từ ngày 27/3
  15. Nguy cơ khi Nhật nới ‘cách biệt cộng đồng’
  16. Covid-19: Phép mầu Hàn Quốc
  17. COVID-19 Hàn Quốc: Nhiễm mới trồi sụt 100 ca/ngày rồi giảm sâu
  18. Hàn Quốc ghi nhận gần 9.000 ca nhiễm SARS-CoV-2
  19. Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm mới virus corona tăng trở lại
  20. Hàn Quốc khuyến cáo ‘cách biệt cộng đồng’
  21. Thêm 87 ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Hàn Quốc
Video và Bài nổi bật