Cuộc chiến khốc liệt giành khẩu trang giữa Mỹ và các nước

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khách hàng từ Mỹ đã hớt tay trên ngay tại sân bay lô hàng khẩu trang xuất cho Pháp, kéo theo nguy cơ về cuộc chiến giành thiết bị y tế khi số ca nhiễm toàn cầu vượt 1 triệu.
Cuộc chiến khốc liệt giành khẩu trang giữa Mỹ và các nước
Mỹ được cho là đã hớt tay trên lô hàng khẩu trang xuất cho Pháp ngay tại sân bay ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: Reuters.

Các nhà nhập khẩu từ Mỹ đã chi số tiền lớn để hớt tay trên lô hàng khẩu trang do Trung Quốc sản xuất chuẩn bị xuất sang Pháp, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 ở châu Âu, theo 2 quan chức Pháp được Guardian trích dẫn.

Lô khẩu trang đưa lên máy bay ở Thượng Hải đã sẵn sàng cất cánh, thì người Mỹ xuất hiện và trả gấp 3 lần số tiền mà đối tác Pháp đã trả.

Jean Rottner, bác sĩ và chủ tịch hội đồng khu vực Grand Est, Pháp, cho biết một phần trong số hàng triệu khẩu trang mua từ Trung Quốc sẽ đưa đến khu vực, nơi các đơn vị chăm sóc đặc biệt đang tràn ngập các bệnh nhân Covid-19.

Rottner không xác định người mua, những người mà họ nói là đang làm việc cho nhà vận chuyển hàng hóa Mỹ. Nhưng một quan chức Pháp tham gia mua sắm khẩu trang từ Trung Quốc, cho biết nhóm này làm việc cho chính phủ Mỹ.   

“Hàng hóa đã được đóng gói và một quốc gia khác trả giá gấp 3 lần hàng hóa trên đường băng”, ông Renaud Muselier, người đứng đầu vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur ở đông nam nước Pháp nói với kênh truyền hình BFMTV.

Guardian đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Mỹ để hỏi về vấn đề. Một quan chức chính quyền nói với AFP rằng chính phủ Mỹ không mua bất kỳ lô hàng khẩu trang nào dự định giao từ Trung Quốc sang Pháp.

Siêu nhu cầu khắp thế giới

Tình hình là nghiêm trọng và Thủ tướng Canada Justin Trudeau yêu cầu các quan chức xem xét vấn đề, nhằm đảm bảo thiết bị được xuất khẩu cho Canada sẽ không chuyển cho bên khác.

“Chúng tôi cần đảm bảo rằng các thiết bị dành cho Canada sẽ đến và ở lại Canada và tôi đã yêu cầu các bộ trưởng theo dõi báo cáo cụ thể này”, Thủ tướng Trudeau nói hôm 2/4.

Trong cuộc họp báo ở Brazil hôm 1/4, Bộ trưởng Y tế Luiz Henrique Mandetta, cho biết những nỗ lực gần đây của Brazil để mua khẩu trang và găng tay ở Trung Quốc đã thất bại.

“Mỹ hiện đã điều động 23 máy bay lớn nhất của họ đến Trung Quốc để lấy hàng hóa và nguyên liệu mà họ đã mua. Nhiều giao dịch của chúng tôi mà chúng tôi hy vọng được xác nhận để cung cấp cho hệ thống y tế của chúng tôi đã thất bại. Cả thế giới đều muốn thiết bị bảo hộ, có một vấn đề về siêu nhu cầu”, Bộ trưởng Mandetta nói.

Bộ trưởng Mandetta yêu cầu người dân Brazil tự làm khẩu trang bằng vải thông thường để dành khẩu trang y tế cho các bác sĩ.

Khi đại dịch trở nên tồi tệ hơn, các chính phủ hoảng loạn được cho là đã sử dụng một số thủ đoạn để có được nguồn cung trong cuộc chiến chống lại virus corona. Chiến thuật này đã thay đổi từ việc chặn xuất khẩu vật tư y tế đến gửi điệp viên bí mật tìm kiếm các bộ kit xét nghiệm.

Lo sợ thiếu hụt và căng thẳng đối với hệ thống y tế của họ, một số quốc gia như Pháp, Đức và Nga đã thực hiện biện pháp dự trữ khẩu trang và thiết bị bảo hộ, dẫn đến hạn chế xuất khẩu thiết bị y tế.

Thổ Nhĩ Kỳ còn đi xa hơn, không chỉ cấm xuất khẩu thiết bị bảo hộ y tế, mà còn đàm phán lại doanh số bán khẩu trang đối với các đơn hàng đã được trả tiền cọc.

Báo cáo của tờ Le Soir của Bỉ và nhật báo Corriere della Sera của Italy cho biết khẩu trang do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất dành cho họ chưa bao giờ đến. Tại Italy, phải mất hơn 2 tuần sau cuộc điện thoại từ Thủ tướng Giuseppe Conte đến Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, khẩu trang mới đến được Italy.

Tại Bỉ, nguồn cung vẫn chưa được giao, dù có sự khiếu nại chính thức từ Bộ Y tế Bỉ. Ngoài ra, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ còn đe dọa các nhà sản xuất trong nước, để đảm bảo rằng họ chỉ được phép cung cấp cho nhà nước.

Hãng tin Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Suleyman Soylu nói rằng chính quyền sẽ tịch thu các nhà máy, nếu các công ty không đồng ý bán độc quyền cho Bộ Y tế.

Những vụ mất hàng bí ẩn

Trung Quốc, nhà sản xuất khẩu trang lớn nhất thế giới, nơi bùng phát đại dịch Covid-19 cũng bị chỉ trích vì tích trữ khẩu trang khi thế giới cần. Tuy nhiên, khi đỉnh dịch đã trôi qua, Trung Quốc là một trong số ít những quốc gia bán hoặc tặng hàng triệu khẩu trang cho châu Âu.

Một lô hàng như vậy dự định đưa đến Italy đi qua Cộng hòa Czech, nơi nó bị chính quyền tịch thu trong tình huống tranh chấp. Chính quyền Cộng hòa Czech đã phủ nhận cáo buộc ăn cắp lô hàng do đài phát thanh Rai của Italy đưa ra.

Một lô khẩu trang do quỹ Alibaba gửi đến châu Âu. Ảnh: Alizila.

Đài phát thanh Rai nói rằng, lô khẩu trang được đưa đến nhà kho ở Prague, nơi chúng bị tịch thu trong hoạt động chống buôn người. Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Tomas Petricek sau đó cho biết chính phủ của ông đã gửi 110.000 khẩu trang đến Rome để bồi thường.

Một sự cố tương tự đã xảy ra ở Kenya, nơi lô 6 triệu khẩu trang được chuyển đến Đức đã biến mất một cách bí ẩn khi đi qua quốc gia Đông Phi này, dù không có bằng chứng nào cho thấy chỉnh phủ Kenya có liên quan.

Các loại thuốc và bộ kit xét nghiệm virus cũng đang được thèm muốn trên toàn cầu. Sau khi Tổng thống Donald Trump đưa khuyến nghị chưa được kiểm chứng, rằng một loại thuốc chống sốt rét thông thường có thể điều trị Covid-19. Ấn Độ ngay lập tức cấm xuất khẩu hydroxychloroquine.

Cơ quan tình báo Mossad của Israel được cho là đã thực hiện một phi vụ bí mật liên quan đến 100.000 bộ kit xét nghiệm virus corona. Truyền thông địa phương, trích dẫn quan chức y tế và tình báo không xác định, cho biết bộ kit xét nghiệm được mua từ một quốc gia kẻ thù và không muốn một thỏa thuận công khai.

Một số quốc gia đã áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung trong nước. Abraham L Newman, giáo sư chính trị tại Đại học Georgetown và giáo sư Henry Farrell, Đại học George Washington cho biết có nguy cơ thế giới bị mê hoặc bởi sự nghi ngờ và ích kỷ.

Có mức độ nghi ngờ cao lẫn nhau giữa các quốc gia, điều đó khiến việc phối hợp một phản ứng quốc tế trở nên khó khăn hơn. Các chính phủ khó có thể hào phóng khi công dân của họ sợ hãi và nguồn cung bị thắt chặt, có thể dẫn đến một vòng xoáy của sự sợ hãi và trả thù, hai giáo sư nhận định.

Phát triển và tìm kiếm loại vaccine ngừa Covid-19 cũng kéo theo cuộc chiến rất cam go giữa các nước.

Truyền thông Đức tháng trước đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Trump đã trả một khoản tiền lớn cho Công ty Sinh học CureVac Đức để mua độc quyền vaccine do công ty này phát triển. Dù thực tế CureVac đã phủ nhận báo cáo, vụ việc rõ ràng đã làm náo loạn các quốc gia khác.

Global Times, phụ san của tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã xuất bản một bài xã luận, mô tả việc tìm kiếm một loại vaccine như cuộc chiến mà Trung Quốc không thể thua.

Bài xã luận trích dẫn vụ việc của CureVac và nói rằng Trung Quốc không có cách nào để dựa vào châu Âu hay Mỹ trong việc phát triển vaccine. Trung Quốc phải tự lực trong lĩnh vực quan trọng này.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10577
  1. Vĩnh Long lập 9 chốt kiểm dịch Covid-19
  2. Trump: Đeo khẩu trang là yêu nước
  3. Australia chuẩn bị thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 trên người
  4. Australia có thể duy trì các biện pháp hạn chế dịch COVID-19 lây lan thêm 1 năm
  5. Bị điều tra vì đăng ảnh đi chơi lên Facebook khi đang cách ly xã hội
  6. Ca nhiễm tăng bất thường, Australia điều tra vụ tiệc tùng trái phép
  7. Những bà mẹ Việt tại Australia tặng hàng nghìn suất quà cho đồng hương
  8. Australia lo ngại làn sóng thứ hai của dịch Covid-19
  9. Thủ tướng đề nghị Australia quan tâm du học sinh Việt Nam
  10. Dịch COVID-19: Quốc hội Australia thông qua gói hỗ trợ kinh tế lớn chưa từng có
  11. Dân Australia hóa trang lộng lẫy khi đi đổ rác giữa mùa dịch
  12. Đổ xô ra biển bất chấp Covid-19
  13. Australia thử nghiệm giai đoạn 1 vaccine phòng Covid-19
  14. Australia cảnh báo các kit xét nghiệm lỗi ‘nguy hiểm’ từ Trung Quốc
  15. Đại sứ quán làm rõ tin Australia khuyến cáo người ngoại quốc về nước
  16. Thợ sửa giày tặng 30.000 m2 đất giá hàng trăm nghìn USD để chống dịch
  17. Trường ‘quý tộc’ ở Mỹ đóng cửa vì virus, sinh viên tiệc tùng ăn mừng
  18. New York có ‘ngày chết chóc nhất’, số ca tử vong gần bằng vụ 11/9
  19. Hỏa thiêu vội vàng, tiếc thương kìm nén ở Vũ Hán vì dịch bệnh
  20. Nếu TQ không phong tỏa, có thể đã thêm 700.000 ca tử vong
  21. Mỹ khuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhưng TT Trump sẽ không đeo
Video và Bài nổi bật