Phó thủ tướng: Phải tính đến tình huống xấu nhất để nó không xảy ra

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp chống dịch Covid-19. Dù trước mắt còn nhiều khó khăn và rủi ro, chúng ta đang kiểm soát được dịch bệnh.
Phó thủ tướng: Phải tính đến tình huống xấu nhất để nó không xảy ra
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình dịch Covid-19. Ảnh: Q. Khánh.

Xem Video: Phó Thủ tướng: “Lo cho bà con tốt nhất có thể, đó là nghĩa đồng bào“

//

Sáng 23/3, Phó thủ tướng , Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về diễn biến và tình hình chống dịch Covid-19 ở Việt Nam. Tính đến nay, cả nước đã có 113 ca nhiễm Covid-19, trong đó 17 ca được chữa khỏi, 10 ca âm tính trong 1-2 lần xét nghiệm sau điều trị, 4 ca nặng.

Đáng chú ý, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trong 39 ca được phát hiện gần đây đều được cách ly ngay từ khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Đã có 350.000 người nhập cảnh vào Việt Nam

Trưởng ban chỉ đạo quốc gia dự báo tới đây có thể sẽ phát hiện nhiều ca nhiễm mới, mỗi ngày có thể vài chục ca, nhưng nếu những ca đó phát hiện ở khu cách ly tập trung thì không đáng lo.

“Ca nhiễm ở trong cộng đồng thì đó mới là điều đáng lo”, ông Đam nói.

Ông cho biết Bộ Y tế cũng đã chủ động phối hợp với các ngành dự báo tình huống và xây dựng 5 kịch bản phòng chống dịch theo các cấp độ, với tinh thần là phải lường đến tình huống xấu hơn để tình huống đó không xấu đi, phải tính đến tình huống xấu nhất để tình huống đó không xảy ra.

“Tình huống xấu nhất, chúng tôi dự tính tới 30.000 trường hợp bị nhiễm. Chúng ta vào cuộc sớm, chủ động và đưa ra giải pháp sớm hơn, cao hơn so với khuyến nghị của WHO và các nước”, Phó thủ tướng cho hay.

Từ đầu tháng 3 đến nay đã có trên 350.000 người nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó gần 100.000 từ Mỹ và châu Âu

Khẳng định tình hình hiện nay đã có nhiều điểm mới, khác so với giai đoạn ban đầu, Phó thủ tướng cho rằng cần lưu ý để có giải pháp phù hợp.

Trước hết, kể từ 20/3, đã kiểm soát chặt chẽ thị thực, quy định cách ly đối với người nhập cảnh từ tất cả các nước, việc kiểm soát bệnh thâm nhập từ bên ngoài bớt khó khăn hơn. Tuy nhiên, từ đầu tháng 3 đến nay đã có trên 350.000 người nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó gần 100.000 từ Mỹ và châu Âu.

Mặt khác, tới đây vẫn sẽ còn một lượng đáng kể người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và phục vụ các yêu cầu từ phía Việt Nam (như các chuyên gia, cán bộ quản lý dự án, DN). Vì thế, cần có hình thức, quy định cách ly phù hợp đảm bảo không lây nhiễm.

Do dịch bệnh đã thâm nhập vào bên trong nên việc phát hiện, cách ly các trường hợp nghi nhiễm rất khó khăn, nhất là trong trường hợp không thể truy ra nguồn lây trực tiếp (người nhiễm bệnh chưa đi ra nước ngoài, không biết mình có tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hay không).

Ngoài ra, dù đã chủ động tuyên truyền để người Việt Nam hạn chế về nước, nhưng nếu trong nước kiểm soát tốt dịch bệnh thì sẽ có rất nhiều người Việt Nam muốn về nước. Trong số đó, không ít người có thể đã nhiễm bệnh. Nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây quá tải các cơ sở cách ly và năng lực điều trị.

Việt Nam đang kiểm soát được dịch bệnh

Theo Phó thủ tướng, ngay từ đầu khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguy cơ lây nhiễm rất cao do có đường biên giới và giao lưu, giao thương rất nhộn nhịp với với Trung Quốc. Ở giai đoạn sau, do độ mở nền kinh tế lớn và quan hệ hợp tác rất sâu rộng với các nước, khu vực được coi là ổ dịch mới như Hàn Quốc, EU nên nguy cơ của Việt Nam vẫn rất cao.

Dù đánh giá Việt Nam có năng lực chống dịch bệnh tốt hơn nhiều nước đang phát triển, WHO cũng thống nhất nhận định của Bộ Y tế là Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, về cơ bản, Việt Nam đang kiểm soát được dịch bệnh. Ảnh: Hoàng Hà.

Trước hết, việc ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài rất khó khăn do xung đột với yêu cầu giao thương, giao lưu đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ và quan hệ với các nước láng giềng, các đối tác chiến lược.

Phải lường đến tình huống xấu hơn để tình huống đó không xấu đi, phải tính đến tình huống xấu nhất để tình huống đó không xảy ra

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Trong thời đại thông tin trên Internet, nhất là mạng xã hội phát triển mạnh, người dân dễ bị tác động bởi thông tin xấu độc gây hoang mang, thậm chí kích động phân biệt, chia rẽ.

Thách thức khác là nếu dịch lây lan rộng trên thế giới sẽ dẫn tới khan hiếm máy móc, trang thiết bị vật tư y tế trong khi Việt Nam chưa sản xuất được nhiều. Năng lực đội ngũ y bác sĩ (cả về số lượng và chất lượng), cơ sở vật chất trang thiết bị còn khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển, khó đáp ứng được yêu cầu điều trị khi có nhiều ca bệnh diễn ra cấp tập trong một thời gian ngắn.

Về các giải pháp, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia cho biết Việt Nam đã ngăn chặn dịch xâm nhập bằng các biện pháp kiểm soát người nhập cảnh như: Từng bước điều chỉnh chính sách thị thực nhập cảnh với các nhóm đối tượng đến từ các nước, khu vực; Điều tiết, hạn chế hàng không; Thực hiện khai báo y tế bắt buộc với khách nhập cảnh. Vận động, khuyến cáo người Việt Nam hạn chế ra nước ngoài, về nước...

Việt Nam cũng phát hiện sớm nhất các trường hợp nhiễm bệnh và có nguy cơ lây nhiễm. Cùng với đó, thực hiện 4 vòng cách ly và các hình thức cách ly tập trung, cách ly tại cơ cở y tế, tại nơi làm việc, cơ sở lưu trú và tại gia đình. Đồng thời, tiến hành khoanh vùng dịch, dập dịch và tăng cường năng lực điều trị. Đến nay, chưa có t‌ử von‌g và lây nhiễm từ người bệnh sang y bác sĩ điều trị.

Theo Phó thủ tướng, về cơ bản, Việt Nam đang kiểm soát được dịch bệnh.

Truy vết tìm người có nguy cơ lây nhiễm rất khó khăn

Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 cho biết tại Việt Nam, giai đoạn đầu được đánh giá là thành công (16 ca nhiễm có nguồn gốc từ Trung Quốc và 1 ca từ Hàn Quốc đều đã được chữa khỏi).

Bước sang giai đoạn 2 (khi dịch bắt đầu lan sang châu Âu với tâm điểm là vùng Lombardy của Italy), các chuyên gia đưa ra dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, vẫn sẽ có hàng nghìn người mắc bệnh (dự báo thấp nhất đưa ra mức 600 đến 4.000 người nhiễm, 40 đến 160 ca t‌ử von‌g).

Việt Nam vẫn kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn - Phát hiện - cách ly- Khoanh vùng - Dập dịch. Ảnh: Phạm Thắng.

Trưởng ban chỉ đạo quốc gia cho biết từ khi dịch bùng phát ở châu Âu, Mỹ tới nay đã có hàng trăm chuyến bay, hàng chục nghìn người nhập cảnh từ các quốc gia, khu vực có dịch. Những người nhập cảnh này đã đi qua nhiều địa phương, tiếp xúc với hàng trăm nghìn người Việt Nam nên mỗi khi phát hiện được một ca nhiễm bệnh, việc truy vết để tìm ra những người có nguy cơ lây nhiễm hết sức khó khăn, vất vả.

“Phía trước vẫn còn rất nhiều khó khăn và không ít rủi ro, đòi hỏi công tác chống dịch phải tiếp tục được thực hiện đồng bộ, quyết liệt và phải có các giải pháp phù hợp với thực tiễn dịch bệnh đe dọa lây lan trong cộng đồng”, Phó thủ tướng lưu ý.

Ông cũng nhấn mạnh Việt Nam vẫn kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn - Phát hiện - cách ly- Khoanh vùng - Dập dịch (đặc biệt chú trọng khâu phát hiện) và nguyên tắc 4 tại chỗ, điều trị phân tán.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định “chúng ta có cơ sở để tin tưởng sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan rộng, hạn chế người t‌ử von‌g”.

Ngoài ra, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có báo cáo riêng gửi Quốc hội về tình hình dịch bệnh, nhưng phải lường trước rằng kinh tế cả thế giới sẽ rất khó khăn. Việt Nam cũng đặt ra các cân đối lớn, sau đó phải có các gói kích cầu, có biện pháp giải ngân đầu tư cơ bản, đảm bảo an sinh xã hội…

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10579
  1. Hậu Giang tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại các chợ truyền thống
  2. Bến Tre: Sẽ thu gọn vùng phong tỏa COVID-19 ở ấp Thừa Lợi
  3. Tây Ninh: Giải toả 1.259 người ở các khu cách ly tập trung
  4. Kiên Giang trao chứng nhận cho 34 người hoàn thành cách ly tập trung
  5. 2 ca nhiễm Covid-19 tại Tây Ninh đã được điều trị khỏi và ra viện
  6. 205 người hoàn thành cách ly tập trung tại Bến Tre
  7. Người đi từ vùng dịch về Sơn La phải cách ly 14 ngày
  8. Thêm 435 công dân hoàn thành thời gian cách ly trở về với gia đình
  9. Thanh Hóa chủ động phòng, chống dịch Covid-19
  10. Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Hà Tiên, Giang Thành
  11. Châu Đốc trao giấy chứng nhận cho 108 công dân hoàn thành cách ly y tế tập trung
  12. Bàn giao 433 công dân hoàn thành thời gian cách ly trở về địa phương
  13. Thành lập tổ tiếp nhận người đã hoàn thành cách ly từ các tỉnh, thành phố về Tây Ninh
  14. Bình Tân: Cách ly 1 trường hợp từ Trung Quốc trở về
  15. Khen thưởng đột xuất Bác sĩ có sáng kiến trong phòng, chống Covid-19
  16. Người dân phối hợp chính quyền đưa người từ Campuchia về đi cách ly
  17. Nghệ An có thêm 177 người hoàn thành cách ly trở về địa phương
  18. Phú Riềng chủ động lập các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19
  19. Tại sao người hết 14 ngày cách ly vẫn chưa được về?
  20. Người viết khẩu hiệu phòng dịch ở Noong Nhai
  21. Chủ tịch Cần Thơ nói về việc cách ly người về từ TP.HCM
  22. Tây Ninh: Gần 10 bác sĩ mặc đồ bảo hộ cứu nữ bệnh nhân vỡ thai ngoài tử cung khi đang cách ly tập trung
Video và Bài nổi bật