“Soi” bản lĩnh Tư lệnh ngành Giáo dục

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc quyết định nghỉ học tiếp hay đi học trở lại thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ GD&ĐT. Do vậy, cần quyết định đúng đắn, bản lĩnh từ Tư lệnh ngành này.
“Soi” bản lĩnh Tư lệnh ngành Giáo dục
Học sinh, sinh viên trên toàn quốc sẽ đi học trở lại vào ngày 2/3 tới.

Tính đến thời điểm này, học sinh, sinh viên cả nước đã có gần một tháng nghỉ học để phòng chống dịch SARS-CoV-2. Câu hỏi: Bao giờ học sinh, sinh viên đi học trở lại đang là vấn đề quan tâm lớn của đại đa số người dân cả nước, nhất là các bậc phụ huynh.

Có thể nhận thấy, việc học sinh, sinh viên nghỉ học kéo dài đã khiến các em rất mong đến trường để gặp bạn bè, thầy, cô, để hoàn thành nhiệm vụ học tập ở học kỳ 2 của năm học này.

Tuy nhiên, việc đi học vào thời điểm nào cần phải được cân nhắc kỹ bởi vấn đề sức khỏe bao giờ cũng phải đặt lên hàng đầu, nhất là trong bối cảnh dịch SARS-CoV-2 chưa thực sự an toàn cho các em.

Còn nhớ hôm 14/12, khi một số địa phương còn đang loay hoay với việc đề xuất cho học sinh nghỉ học tiếp hay không thì chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói rằng: 

“Đã đi học trở lại, trường lớp phải thực sự an toàn. An toàn cả dưới góc độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh và phụ huynh.

An toàn và an tâm. Không nên cho đi học trở lại mà học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học".

Mặc dù biết rõ việc học sinh nghỉ tiếp chắc chắn có gây xáo trộn, trở ngại cho ngành giáo dục và cả công việc, sinh hoạt của phụ huynh, xã hội. Nhưng theo Phó Thủ tướng, những điều đó không thể so sánh được với sức khỏe, sự an tâm, tin tưởng của nhân dân.

Bởi những việc liên quan đông đảo người dân, ngoài những yếu tố mang tính chuyên môn, cũng phải đặc biệt lưu ý tới sự đồng thuận của nhân dân, cần cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Tại cuộc họp ngày 22/2 vừa qua, ngay sau khi khẳng định “đến giờ phút này Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Chúng ta đã thực hiện đồng bộ các giải pháp từ kiểm soát những người có nguy cơ lây nhiễm đến phát hiện, cách ly, điều trị người nhiễm COVID-19”; Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, theo đúng trách nhiệm và thẩm quyền, sớm có quyết định chính thức về việc điều chỉnh kế hoạch, thời gian năm học 2019-2020.

Và ngay chiều tối 22/2, Bộ GD&ĐT đã chính thức có quyết định điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. Theo đó, năm học kết thúc trước ngày 30/6. Thời gian xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 15/7. Thời gian hoàn thành tuyển sinh lớp 10 trước ngày 15/8. Thời gian thi THPT quốc gia từ ngày 23-26/7.

Quyết định của Bộ GD&ĐT đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của dư luận.

Đúng vậy, đây là một quyết định rất đúng đắn bởi tính đến thời điểm này Việt Nam đã điều trị thành công 16/16 ca bệnh do lây nhiễm SARS-CoV-2. Hiện, chưa phát hiện ca nào dương tính với SARS-CoV-2.

Chính Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã ghi nhận việc Việt Nam đã xử lý dịch bệnh SARS-CoV-2 rất tốt với năng lực quốc gia trong việc sẵn sàng ứng phó và kiểm soát các vấn đề y tế khẩn cấp.

Chính phủ Việt Nam đã kịp thời khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch - tăng cường giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế và tăng cường xét nghiệm bên cạnh thực hiện các hoạt động truyền thông và hợp tác đa ngành.

Đúng như đánh giá của WHO: “Năng lực của Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, đã tăng lên đáng kể. Kết quả này có được sau nhiều năm đầu tư tăng cường năng lực cốt lõi - bao gồm giám sát và đánh giá nguy cơ, năng lực phòng thí nghiệm, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý lâm sàng, truyền thông nguy cơ, v.v. - theo như yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế (IHR) (2005)”.

Trong khi đó, chia sẻ về kinh nghiệm của ngành giáo dục tại các nước trên thế giới, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cũng cho biết, tại nhiều nước có ca nhiễm SARS-CoV-2 như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…, học sinh, sinh viên vẫn đi học. Trong trường, người học, người dạy cũng không phải đeo khẩu trang.

Thứ trưởng Tô Anh Dũng cũng cho biết WHO và một số tổ chức quốc tế, ngoại giao đoàn cũng đã khuyến nghị, với tình hình dịch bệnh hiện tại, đã đến lúc Việt Nam xem xét thời điểm cho học sinh, sinh viên đi học trở lại. Do vậy, việc quay trở lại trường học vào ngày 2/3 được cho là hợp lý. 

Mặc dù theo nhận định của PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, sắp tới (trong tháng 3) có thể xuất hiện ca bệnh mới. Tuy nhiên, ông Phú cũng cho rằng, thời tiết đang dần ấm lên, độc lực của virus đã giảm.

Và quan trọng hơn, với sự phát triển của các kỹ thuật điều trị, thuốc chữa bệnh và với năng lực, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam, tin rằng, chúng ta hoàn có thể nhanh chóng phát hiện, khoanh vùng dập dịch tại chỗ, điều trị hiệu quả và khống chế được dịch bệnh, bảo đảm môi trường dịch tễ an toàn cho các hoạt động kinh tế, xã hội.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật