Ý đồ phong thủy của công trình cao nhất Hoàng thành Huế

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo quy định của triều đình nhà Nguyễn, không có bất kỳ công trình nào trong khu vực Hoàng thành được phép xây cao hơn Hiển Lâm Các. Vì sao lại như vậy?
Ý đồ phong thủy của công trình cao nhất Hoàng thành Huế
Ảnh minh họa

Xem Video: Lịch Sử Việt Nam - Kinh Thành Huế Xưa

//

Nằm ở phía Tây Nam Hoàng thành Huế, Hiển Lâm Các được xây dựng từ năm 1821 - 1822, là nơi thờ cúng các chiến công của các vua đời trước cũng như ghi công các công thần khai quốc. 

 

Với tổng chiều cao 17 mét (gồm 4 cột gỗ nguyên khối cao 13 mét), đây là công trình kiến trúc cao nhất Hoàng thành Huế.

Theo quy định của triều đình nhà Nguyễn, không có bất kỳ công trình nào trong khu vực Hoàng thành được phép xây cao hơn Hiển Lâm Các.

Chiều cao của Hiển Lâm Các chính là thể hiện sự trọng vọng và ghi nhớ công ơn của đất nước đối với các minh quân và công thần đã dựng nên vương triều.

 

Trong ý nghĩa phong thủy, Hiển Lâm Các thuộc Giáp Mộc (gỗ to) còn tượng trưng cho các trụ cột của triều đình luôn cao lớn mạnh mẽ để gánh vác quốc gia mãi mãi.

Bởi vì Mộc nhờ Thổ (đất, màu vàng, tượng trưng hoàng gia) mà trở nên cao lớn và có giá trị, đồng thời chính là thể hiện ân trạch hoàng gia vĩnh viễn sâu dày.

 

Toàn bộ các cột gỗ ở Hiển Lâm Các sơn màu đỏ, tượng trưng cho trí tuệ của các quan sẽ sinh vượng cho Thổ (hoàng gia) bền vững.

  

Đó là một vòng tuần hoàn trong tự nhiên, cũng chính là đạo quân thần nhắc nhở cho cả vua và quan. Chỉ có tôn trọng đạo quân thần thì quốc gia mới hưng thịnh. 

  

Trên bình diện rộng hơn, Hiển Lâm Các có sự liên kết chặt chẽ với Thế Miếu và Cửu Đỉnh ở phía sau, có dụng ý làm ổn định được tâm thái của các vị vua kế nghiệp. 

 

Có thể nói, Hiển Lâm Các giống như một chỗ dựa tinh thần vững chắc, giúp bậc quân vương có chỗ luôn giữ được chính tâm và thành ý để có thể tu thân tích đức và trị quốc hiệu quả... 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật