Học 2 kỳ, nghỉ hè 3 tháng - ‘vừa thừa, vừa thiếu’

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việt Nam nên tổ chức niên học gồm 3 học kỳ, mỗi học kỳ kéo dài 3 tháng, xem kẽ là những kỳ nghỉ trung bình 3-4 tuần.
Học 2 kỳ, nghỉ hè 3 tháng - ‘vừa thừa, vừa thiếu’
Ảnh minh họa

Xem Video: Hà Nội cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2-2020

//

Không thể phủ nhận "thời gian học kỳ vừa phải" có nhiều ưu điểm, lợi ích hơn "thời gian kỳ học quá dài", mà không có khoảng nghỉ đủ giữa 2 học kỳ. Nhưng nên chọn phương án 3 hay 4 học kỳ như Úc?

Thứ nhất, Việt Nam cần nghiên cứu xem xét giảm thời gian học mỗi học kỳ, và tách các kỳ nghỉ giữa các học kỳ để học sinh có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, phát triển thể chất, tinh thần, rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng sống, phát triển năng khiếu. Giáo viên có thời gian bổ sung kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn, chăm lo cho gia đình, tái tạo sức lao động; gia tăng du lịch, giảm áp lực cuộc sống, kíc‌h thí‌ch tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế xã hội... thay vì dồn cục phải học, thi liên tục suốt 9 tháng, rồi nghỉ hè liên tục 3 tháng như hiện nay.

Nghỉ 3 tháng hè, nhưng thực chất học sinh chỉ được chơi 2-3 tuần, rồi phải đi học thêm, học hè... Các phụ huynh bận rộn công việc cũng thường phải gửi con về quê với ông bà, tiềm ẩn nhiều rủi ro tai nạn như rắn cắn, đuối nước, ong đốt... Học sinh nào được ở nhà thì dành thời gian cho tivi hay điện thoại quá nhiều... Học 9 tháng, nghỉ 3 tháng là "vừa thừa, vừa thiếu".

Tuy nhiên, nên chọn phương án 3 học kỳ, thay vì 4 như Úc, bởi điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu Việt Nam rất khác Úc. Nếu áp dụng 4 kỳ nghỉ ở Việt Nam sẽ không ổn. Ngoài ra, cơ sở vật chất, hệ thống và mô hình giáo dục của chúng ta cũng khác Úc. Nếu chuyển từ 2 học kỳ lên 4 học kỳ sẽ gây ra là một sự thay đổi quá lớn, khó có thể thích nghi kịp.

Không phủ nhận nước Úc có hệ thống giáo dục rất phát triển, lâu đời, hệ thống an sinh cũng tốt. Việt Nam chưa bằng, và không giống Úc. Do đó, nên tạo sự thay đổi từ từ, từng bước: từ 2 học kỳ, lên 3 học kỳ, rồi 20-30 năm sau sẽ có thế tăng lên tiếp. Tất cả phải có kế hoạch, chiến lược dài hạn.

Không nên bưng nguyên mô hình các nước đã phát triển lâu đời vào áp dụng trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. Điều đó sẽ khó thích ứng, thậm chí phản tác dụng. Cải cách giáo dục cần làm từ từ, từng bước, chắc chắn, thận trọng, vì ảnh hưởng lớn đến người dân, chứ không phải chuyện nhỏ. Chúng ta sẵn sàng học cái hay, nhưng phải có chọn lọn, và biến thể sáng tạo cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, như vậy mới có hiệu quả.

Theo tôi, Việt Nam nên tổ chức niên học gồm 3 học kỳ, mỗi học kỳ 3 tháng (vẫn đảm bảo chương trình 9 tháng như hiện nay); giữa các học kỳ sẽ có kỳ nghỉ trung bình 3-4 tuần, còn lại khoảng 4 tuần để cho các ngày nghỉ lễ, Tết. Các vùng có mùa bão, lũ, lụt, (miền Trung, miền núi, miền Tây) có thể cho học sinh nghỉ giữa hai học kỳ vào tháng cao điểm của bão lũ, mà không ảnh hưởng tiến độ chương trình dạy học, và giảm tổn thất vì thiên tai khi đi học. Phương án 3 học kỳ không những đảm bảo thời gian học 9 tháng như hiên nay, mà còn vừa không gây xáo trộn nhiều, vừa dễ áp dụng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật