Thị trường khẩu trang y tế tại Gia Lai: Thật giả lẫn lộn

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ một sản phẩm y tế thông thường, chỉ vài ngày sau khi xuất hiện dịch Covid-19, khẩu trang y tế trở thành mặt hàng “gây sốt”. Người người đổ xô tìm mua khẩu trang y tế gây nên tình trạng cung không đủ cầu, khan hàng, loạn giá. lợi dụng tình hình đó, một số đối tượng đã tuồn ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng.
Thị trường khẩu trang y tế tại Gia Lai: Thật giả lẫn lộn
Đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn tỉnh. Ảnh: N.N

Khốn khổ tìm mua khẩu trang y tế giữa mùa dịch virus corona gây viêm phổi Vũ Hán

Khan hàng, loạn giá 

Tìm khắp các cửa hàng, quầy thuốc Tây ở huyện Đức Cơ mà không mua nổi chiếc khẩu trang y tế, bà Trần Thị Minh (thôn Ia Lâm Tôk, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) đã liên lạc nhờ con gái là chị Lê Thị Hòa (hiện đang làm việc tại Đà Nẵng) mua khẩu trang y tế gửi về sử dụng. Tuy không mua được nhưng chị Hòa may mắn được một người bạn thân đồng ý chia lại 2 hộp, mỗi hộp 40 chiếc khẩu trang với giá 250 ngàn đồng/hộp.

Khi con gái đem khẩu trang về, bà Minh chưa kịp mừng thì phát hiện điều khác lạ: khẩu trang mỏng và mềm hơn bình thường, được đóng gói sơ sài, không có bất kỳ thông tin nào về cơ sở sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng… Nhớ lại thông tin báo đài phản ánh vụ làm giả khẩu trang từ giấy vệ sinh, bà Minh không khỏi hồ nghi. “Tôi bảo con bóc ra kiểm tra thử thì phát hiện toàn bộ 80 chiếc khẩu trang này giống hệt khẩu trang y tế bị làm giả mà báo chí vừa phản ánh”-bà Minh nói.

Chị Nguyễn Thị Hiền (tổ 11, phường Hội Thương, TP. Pleiku) cũng kể lại: Mới đây, chị chen lấn mua 2 hộp khẩu trang y tế loại 3 lớp (50 chiếc/hộp) tại một tiệm thuốc Tây trên đường Quang Trung (TP. Pleiku) với giá 150 ngàn đồng/hộp. “Khi nghe thông tin báo chí phản ánh về việc khẩu trang y tế bị làm giả, tôi thử xé vài chiếc để kiểm tra thì phát hiện chỉ có 2 lớp màu chứ hoàn toàn không có lớp lọc ở giữa như thông tin công bố ngoài vỏ hộp”-chị Hiền nói.

Cảnh giác với các chiêu lừa đảo 

lợi dụng tình hình khan hiếm, nhiều đối tượng đã sử dụng mạng xã hội rao bán khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn… để lừa đảo hoặc đơn giản là câu like, gia tăng số người tương tác, kết nối. Chiêu thức chủ yếu là rao bán hàng số lượng lớn, giá rẻ rồi yêu cầu đặt cọc trước một khoản nhất định (thẻ cào điện thoại, chuyển khoản)…, sau đó chiếm đoạt tiền của những người nhẹ dạ cả tin. Chị Nguyễn Thị Thương (thôn 5, xã Trà Đa, TP. Pleiku) bức xúc: “Tôi đặt mua khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn của một tài khoản trên mạng xã hội. Tuy nhiên, sau khi chuyển khoản tiền đặt cọc 3 triệu đồng thì chủ tài khoản ngay lập tức cắt đứt mọi liên lạc. Tiền đã chuyển đi rồi, giờ chẳng lẽ bỏ công, bỏ việc lần theo tìm cho ra để đòi lại?”.

Xung quanh công tác thanh tra liên ngành hoạt động kinh doanh dược và trang-thiết bị y tế đột xuất trên địa bàn tỉnh, ông Trần Quang Khâm-Chánh thanh tra Sở Y tế-thông tin: Từ đầu tháng 2-2020 đến nay, đoàn đã tiến hành thanh tra 55 cơ sở hành nghề dược trên địa bàn tỉnh; phát hiện và xử phạt 6 cơ sở với tổng số tiền 35,5 triệu đồng. Qua thanh tra, đa số các cơ sở đều không còn mặt hàng khẩu trang, nước rửa tay khô; chưa phát hiện khẩu trang y tế giả, kém chất lượng. Đoàn thanh tra yêu cầu các cơ sở cam kết không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để nâng giá khẩu trang, trang-thiết bị phòng-chống dịch bệnh; không bán cho các cá nhân, đơn vị thu mua, đầu cơ thuốc, dịch truyền, trang-thiết bị phòng-chống dịch để trục lợi…

Về việc sử dụng khẩu trang phòng-chống dịch, ông Mai Xuân Hải-Giám đốc Sở Y tế-khuyến cáo: Chỉ nên sử dụng khẩu trang y tế chuyên dụng khi đi vào vùng dịch hay tiếp xúc trực tiếp với người nghi nhiễm hoặc trong trường hợp chăm sóc người bệnh để phòng lây nhiễm. Người dân không nhất thiết phải mua khẩu trang y tế mà có thể sử dụng khẩu trang vải vẫn tốt. Sau khi dùng xong mỗi ngày thì cần giặt sạch, phơi khô và tái sử dụng, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm. Trong tình hình khan hiếm khẩu trang y tế như hiện nay, người dân cần cảnh giác để tránh mua lầm khẩu trang y tế giả, kém chất lượng.         

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10544
  1. Bến xe Cần Thơ giảm 50% khách vì dịch COVID-19
  2. Doanh nhân Nhật tố một thương hiệu nước sát khuẩn ở Việt Nam đang lừa dối
  3. Kinh tế có thể tìm giải pháp, tính mạng người dân thì không thể thay thế
  4. Hải quan bắt giữ nhiều vụ buôn lậu khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc
  5. Trường ĐH Đồng Tháp tặng dung dịch sát khuẩn tay cho HS trong tỉnh
  6. Giám đốc bệnh viện gom khẩu trang bán: ‘Tôi chỉ muốn làm từ thiện’
  7. Cấm xuất khẩu khẩu trang y tế ngoài mục đích nhân đạo phòng Covid-19
  8. Xác minh vụ Giám đốc Bệnh viện Gò Vấp gom khẩu trang để bán
  9. Phát hiện cơ sở sản xuất khẩu trang không phép tại Đồng Nai
  10. Đột kích xưởng sản xuất dung dịch chống khuẩn giả ở Bình Dương
  11. Chủ lò mổ mở xưởng sản xuất khẩu trang giả giữa “cơn bão” Covid-19
  12. Đề nghị xử lý hình sự vụ làm khẩu trang kháng khuẩn bằng… giấy vệ sinh
  13. Người dân bắt đầu chủ quan giữa dịch Covid-19: phố Tạ Hiện vẫn đông đúc người ăn nhậu
  14. Thận trọng khi mua, sử dụng dung dịch sát khuẩn
  15. Lên Facebook mua khẩu trang, bị lừa 440 triệu đồng
  16. Quá cảnh ở Hàn Quốc trong hành trình từ Mỹ về Việt Nam, người phụ nữ ho, sốt
  17. Thêm 3 trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 tại Đà Nẵng
  18. Cần Thơ: 5.000 khẩu trang y tế được phát miễn phí tại ngày hội Chủ nhật Đỏ
  19. Cập nhật 7h ngày 24/2: Số ca tử vong do Covid-19 cao nhất ngoài Trung Quốc. Triều Tiên cách ly gần 400 người
  20. Chủ tịch Quảng Nam trò chuyện với du khách tại Hội An về dịch Covid-19
  21. Nghệ An: Sẽ thu hồi thông báo kỷ luật cô giáo đăng ảnh học sinh đeo khẩu trang giấy
  22. TP.HCM: Đề xuất phát khẩu trang bị tịch thu cho học sinh và người hiến máu
Video và Bài nổi bật