Bộ Công thương: Giá thịt lợn cao do thiếu cam kết

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thu mua, phân phối nhỏ lẻ, không có sự ràng buộc về trách nhiệm là nguyên nhân khiến giá thịt lợn “nhảy múa“
Bộ Công thương: Giá thịt lợn cao do thiếu cam kết
Giá thịt lợn trên thị trường vẫn cao ngất ngưởng. Ảnh: VietnamBiz

Đó là giải thích của đại diện Bộ Công thương liên quan tới yêu cầu phải giảm giá thịt lợn của Bộ NN-PTNT, nhưng giá thịt lợn trên thị trường vẫn cao ngất ngưởng.

Theo phản ánh, trong tuần qua giá thịt lợn bị đẩy lên rất cao, trước tình hình trên, Bộ NN-PTNT yêu cầu các doanh nghiệp phải giảm giá thịt heo xuống dưới 75.000 đồng/kg trong tuần tới. Nếu không điều chỉnh, sẽ căn cứ luật định để yêu cầu doanh nghiệp giảm giá thịt heo xuống ở mức hợp lý.

Tuy nhiên, trên thị trường giá thịt lợn tính tới ngày 17/2 vẫn đang ở mức trên trời. Các doanh nghiệp lớn như  Công ty CP Việt Nam hay Dabaco dù đã giảm giá từ 8.000 tới 10.000 đồng/kg nhưng vẫn giao động từ 75.000 đồng/kg lợn loại 1 và 72.000 đồng/kg lợn loại 2.

Trong khi, giá lợn bán trên các chợ dân sinh vẫn giao động ở mức 140.000 đồng/kg tới 280.000 đồng/kg tùy loại.

Trong siêu thị, giá niêm yết từ 140.000 đồng tới 200.000 đồng/kg tùy loại. 

Lý giải thực trạng trên, tờ Báo dẫn lời ông Dương Thái Trung, Trưởng phòng Phân phối hàng hóa và dịch vụ thương mại (Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) cho rằng, giá thịt lợn tại các chợ dân sinh là do thỏa thuận mua bán giữa người nuôi và thương lái.

Theo ông Trung, ngoài các mặt hàng nằm trong phạm vi nhà nước quản lý hoặc thuộc danh mục bình ổn giá theo Luật giá, hầu hết các mặt hàng nông sản như trái cây, rau quả, thịt lợn,… lưu thông trên thị trường theo quy luật cung cầu, kể cả về giá. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình thu mua trên thị trường. Do đó, giá cả các loại hàng hóa lưu thông phụ thuộc, do thị trường quyết định.

Đối với hàng hóa trong siêu thị luôn được tuân thủ rất nghiêm ngặt, đảm bảo các vấn đề về VSATTP, truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, khi siêu thị ký các hợp đồng phân phối sản phẩm cũng đã có những điều khoản về giá. Do đó, khi giá trên thị trường giảm, các siêu thị cũng sẽ giảm dần nhưng có độ trễ nhất định.

Cũng theo ông Trung nhận định, hoạt động nuôi, thu mua, phân phối thịt lợn theo quy mô nhỏ lẻ như hiện nay có thể khiến giá thị trường liên tục “nhảy múa”. Nguyên nhân là không có sự ràng buộc về trách nhiệm theo các cam kết hợp đồng.

Lấy ví dụ năm 2017, ông Trung cho biết, khi giá thịt lợn giảm, khó bán, Bộ Công thương đã khuyến khích các hệ thống phân phối hiện đại tham gia, tuy nhiên, sau đó người dân lại không bán cho siêu thị nữa hoặc bán phá giá cam kết ban đầu.

"Trong khi siêu thị đã cam kết bán thịt với một mức giá ví dụ là 80.000 đồng/kg chẳng hạn thì không thể ngay lập tức điều chỉnh được. Bên cạnh đó, các siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại cũng phải rất tuân thủ các quy định của Pháp Luật. Trong trường hợp các siêu thị bán với giá niêm yết quá cao, lực lượng QLTT sẽ can thiệp ngay”, ông Trung nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật