Cà Mau: Hạn mặn làm thiệt hại hơn 18.000 ha lúa, hơn 12.000 ha rừng báo động cháy cấp V

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại tỉnh Cà Mau đang diễn biến ngày càng phức tạp, đã làm thiệt hại hơn 18.000 ha lúa và khiến cho hơn 12.000 ha rừng của Vườn Quốc gia U Minh Hạ đang trong tình trạng báo động cháy cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).
Cà Mau: Hạn mặn làm thiệt hại hơn 18.000 ha lúa, hơn 12.000 ha rừng báo động cháy cấp V
Mực nước trên hệ thống kênh, mương đang xuống rất thấp.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2/2020 tiếp tục diễn biến gay gắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Hiện mực nước trên hệ thống kênh, mương khô cạn rất nhanh, kênh trục và kênh cấp I chỉ còn khoảng 0,5 – 1m, kênh cấp II, III đã khô cạn; đã có hơn 18.000 ha lúa bị thiệt hại, diện tích lúa có nguy cơ thiệt hại tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đồng thời, gần 43.000 ha rừng trong đó có diện tích Vườn Quốc gia U Minh Hạ đang trong tình trạng báo động cháy với hơn 11.000 ha cấp IV và hơn 12.000 ha cấp V.

Bên cạnh đó, một số cống ngăn mặn đã bị soi mọi, rò rỉ đáy; đã có hơn 900 vị trí ven kênh, rạch và đường giao thông ven kênh gạch bị sụp lún, sạt lở với chiều dài 22 km, khiến cho việc giao thương hàng hóa và sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn.

Những thiệt hại trên chủ yếu do vùng ngọt hóa bị thiếu nước phục vụ sản xuất, sông rạch khô cạn, chênh lệch mực nước giữa trong và ngoài vùng ngọt quá lớn. Ngoài ra, độ mặn hiện nay đã cao hơn đỉnh hạn mặn lịch sử năm 2016 từ 2 - 3‰ (mức đo tại trạm Cà Mau hiện ở mức 29‰, trạm Sông Đốc ở mức 32‰).

Nhiều diện tích rừng đang trong tình trạng báo động cháy.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Cà Mau thì tổng lượng mưa thực đo tại các địa phương trong tỉnh (11 trạm) đều ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 76,9-99,9% và dự báo hạn hán năm nay sẽ còn kéo dài đến tháng 5, thậm chí là đến tháng 6.

Để khắc phục tình trạng trên, ngành chức năng Cà Mau đã đề nghị các địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận, sẻ chia của người dân trong phân phối, sử dụng nguồn nước ngọt còn lại rất ít dưới các tuyến kênh để cứu lúa, cứu hoa màu đang trong giai đoạn sinh trưởng. Đặc biệt là nắm chắc tình hình, khuyến cáo và hướng dẫn bà con các biện pháp tích trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm tối đa. Các huyện phải thành lập ngay Ban Chỉ đạo phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; chủ động phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, kể cả trên người trong mùa nắng nóng, thiếu nước sinh hoạt.

Trong khi đó, tại huyện U Minh, hiện có 4 tuyến kênh sạt lở bờ và 3 đoạn sạt lở bờ biển nghiêm trọng. Nắng nóng khô hạn đã gây thiệt hại 9.324,48 ha lúa, chủ yếu là diện tích lúa - tôm, lúa đông xuân (trong đó, từ 30% - 70% là 2.996,82 ha; trên 70% là 6.327,66 ha.

Đồng thời, toàn huyện còn có 1.682 hộ dân hiện đang thiếu và khó khăn về nước sinh hoạt, với xã Khánh An là 570 hộ, xã Nguyễn Phích 274 hộ, xã Khánh Lâm 101 hộ, xã Khánh Hội 69 hộ, xã Khánh Hòa 343 hộ và xã Khánh Thuận 325 hộ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật