Mỹ đổi cách thức tập trận với tàu sân bay trên Biển Đông để đối phó với Trung Quốc

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Hải quân Mỹ, các hoạt động tập trận ở Biển Đông cuối tuần qua đánh dấu lần đầu tiên một nhóm đổ bộ hoạt động với một “tàu sân bay tiên tiến”.
Mỹ đổi cách thức tập trận với tàu sân bay trên Biển Đông để đối phó với Trung Quốc
Ảnh minh họa

Theo một nghiên cứu gần đây, các nhóm tấn công tàu sân bay của Hải quân Mỹ trong năm ngoái không chỉ gia tăng số lần đi qua Biển Đông, mà các tuyến đường và hình thức diễn tập của họ ngày càng trở nên phức tạp và khó đoán hơn.

Các chuyên gia quốc phòng cho biết những thay đổi này có thể chỉ ra các biện pháp đối phó mới mà các nhóm tấn công đưa ra để đối mặt với bất kỳ tình huống nào trong khu vực, chẳng hạn như một cuộc tấn công vào Đài Loan hay tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan trong năm 2021 dâng cao khi Bắc Kinh không loại trừ khả năng thống nhất 2 bờ bằng vũ lực nếu cần thiết. Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố đơn phương về chủ quyền trên Biển Đông, khu vực giàu tài nguyên và tấp nập tàu bè. Trong khi đó, Mỹ luôn yêu cầu tự do hàng hải trong khu vực.

Sáng kiến thăm dò Biển Đông (SCSPI), một đơn vị nghiên cứu chiến lược hàng hải trực thuộc viện Nghiên cứu Đại dương của Đại học Bắc Kinh cho biết nhóm tàu USS Carl Vinson CSG hôm 16.1 đã hoàn thành cuộc diễn tập chung kéo dài 5 ngày với Nhóm sẵn sàng đổ bộ Esse‌ּx (ARG) xung quanh khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Nhóm tàu này của Mỹ bắt đầu lịch trình hải quân năm 2022 sớm hơn hai tuần so với năm ngoái.

Hải quân Mỹ cũng xác nhận Nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson và Nhóm sẵn sàng đổ bộ Esse‌ּx (ARG), gồm Đơn vị viễn chinh thủy quân lục chiến số 11, đã hoàn thành các hoạt động huấn luyện chung lực lượng tấn công viễn chinh ở Biển Đông vào cuối tuần qua. Theo Hải quân Mỹ, các hoạt động ở Biển Đông kể trên đánh dấu lần đầu tiên một nhóm đổ bộ hoạt động với một “tàu sân bay tiên tiến”.

Tàu Vinson, rời San di‌ego vào tháng 8, đã thực hiện các nhiệm vụ tấn công tổng hợp trên biển, hoạt động phong tỏa hàng hải, tác chiến chống tàu ngầm, tiếp ứng lực lượng trên biển và các hoạt động điều động / điều hướng đội hình với tàu chở trực thăng của Esse‌ּx (ARG).

Chuẩn tướng Dan Martin, chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay cho biết: “Khả năng kết hợp nhanh chóng và hiệu quả của chúng tôi với một nhóm sẵn sàng đổ bộ, chẳng hạn như Esse‌ּx (ARG), thể hiện khả năng tấn công đa dạng mà không bất kỳ lực lượng hải quân nào khác có được”.

Tướng Martin nói: “Kỹ năng tấn công tầm xa của CSG kết hợp với khả năng của Esse‌ּx ARG trong việc điều lính thủy đánh bộ tới bất kỳ khu vực biển nào, đã góp phần đáng kể vào tiềm năng của Mỹ trong chiến lược tiếp tục bảo vệ một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Giám đốc SCSPI Hu Bo nói với đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 14.1: “Quân đội Mỹ đã tăng cường mạnh mẽ việc triển khai quân sự của họ ở Biển Đông kể từ năm ngoái, về quy mô huấn luyện, phi vụ và kịch bản”.

“Các nhóm tấn công tàu sân bay của Mỹ đã tiến vào Biển Đông 10 lần vào năm ngoái, so với 6 lần vào năm 2020 và 5 lần vào năm 2019, với mô hình huấn luyện ngày càng phức tạp và khó dự đoán”.

Ông Hu cũng thông tin là trước đây, các tàu chiến Mỹ thường đi vào khu vực qua kênh Bashi nằm giữa Philippines và Đài Loan, nhưng kể từ năm ngoái, các tuyến đường và thời gian hoạt động của tàu Mỹ đã trở nên đa dạng.

Hồ sơ điều hướng và hình ảnh vệ tinh cho thấy các nhóm tàu tác chiến của Mỹ có xu hướng đi qua các tuyến đường thủy hẹp giữa các quần đảo của Philippines, gồm cả eo biển Balabac ngoài khơi tỉnh Palawan  và các eo biển khác.

Trong lần quá cảnh gần đây nhất vào 11.1, nhóm tàu CSG do tàu sân bay USS Carl Vinson làm soái hạm và tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Lake Champlain; các tàu khu trục tên lửa dẫn đường Michael Murphy, O’Kane và Chafee… đã tiến vào khu vực qua eo biển Balabac để tác chiến với nhóm tàu đổ bộ trực thăng đổ bộ của Esse‌ּx ARG.

Lu Li-shih, cựu giảng viên tại Học viện Hải quân Đài Loan ở Cao Hùng, cho biết các nhóm tác chiến của Mỹ dường như đang cố gắng đưa ra các biện pháp mới đối phó với các chiến lược chống tiếp cận mà PLA xây dựng nhằm ngăn chặn các cuộc can thiệp quân sự của nước ngoài vào vùng biển ngoài khơi Đài Loan và Biển Đông.

Lu phân tích: “Tôi tin rằng Hải quân Mỹ đang cố gắng thoát khỏi hệ thống radar nhìn xa đường chân trời (OTH) đặt (trái phép) trên ba hòn đảo nhân tạo là đá Vành Khăn, Subi và Chữ Thập (thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp), vốn đã nhắm theo dõi tàu chiến và máy bay của Mỹ”.

“Hải quân Mỹ có thể sử dụng các thực thể địa lý của Philippines để tiếp cận khu vực và đột nhiên xuất hiện ở đâu đó ngoài dự kiến của PLA, bởi vì các radar OTH có những hạn chế khi giám sát các vật thể đang tiếp cận từ một nhóm quần đảo”.

Collin Koh, một thành viên từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết các chuyển động và lựa chọn tuyến đường mới phù hợp với khái niệm hoạt động linh hoạt do Hải quân Mỹ thực hiện.

Koh nói: “Thay vì chỉ sử dụng những tuyến đường truyền thống, việc tăng cường sử dụng các tuyến đường thay thế, ít được biết đến hơn sẽ làm giảm khả năng dự đoán về hướng di chuyển của các khí tài quân sự Mỹ. Điều này làm tăng tính linh hoạt trong hoạt động cũng như chiến lược giữa bối cảnh tĩnh và động đan xen”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật