Hà Nội dự kiến phương án mới nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Báo đưa tin, thời gian tới Hà Nội sẽ nghiên cứu các biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như ùn tắc giao thông. Theo đó, 2 nội dung có khả năng sẽ được áp dụng là phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy và thu phí phương tiện cơ giới đường bộ.
Hà Nội dự kiến phương án mới nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm
Hình ảnh tắc đường ở Hà Nội. (Ảnh: Vietnamnet)

Đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy

Xe máy dự kiến sẽ phân vùng hạn chế nhằm giảm ô nhiễm, phù hợp cơ sở hạ tầng cũng như năng lực phục vụ của vận tải hành khách công cộng. Hoạt động này nhằm tiến tới năm 2030 sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận của Hà Nội. Ngoài ra, thành phố tiếp tục triển khai hoạt động đo kiểm khí thải xe máy, mô tô, đề xuất nhiều biện pháp khác để cải thiện chất lượng không khí.

Đặc biệt, hoạt động xe máy trên địa bàn quận trong phạm vi từ đường Trường Sa, Hoàng Sa, vành đai 3, quốc lộ 5 trở vào trung tâm thành phố được nghiên cứu sẽ cho dừng sau năm 2025. Các quận phạm vi vành đai 3 đối với khu vực bắc sông Hồng, vành đai 4 với khu vực nam sông Hồng sẽ dừng hoạt động xe máy sau năm 2030.


Phân vùng hoạt động của xe máy để giảm ùn tắc giao thông. (Ảnh: Vietnamnet)

Đề án thu phí phương tiện cơ giới đường bộ

Tại một số khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, cơ quan chức năng sẽ xây dựng đề án thu phí phương tiện cơ giới đường bộ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện tại Hà Nội vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông trên diện rộng nhất là các dịp lễ, Tết.

Bên cạnh đó, các tuyến đường sắt đô thị đang bị chậm tiến độ, vành đai 4 và 5 chưa được đầu tư, vành đai 1, 2, 3 đầu tư chưa hoàn chỉnh. Năng lực cung ứng xe buýt hiện nay là 31%, trong đó chưa tính đến năng lực vận chuyển của tuyến Cát Linh Hà Đông. 


Không khí ở Hà Nội ô nhiễm nặng. (Ảnh: VTV)

Chi hơn 1.864 để giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội

Sáng nay, không khí Hà Nội ô nhiễm đứng thứ 2 thế giới

Hà Nội sẽ thu hồi xe máy "hết đát" vào năm 2020?

Vietnamnet đưa tin, mục tiêu Hà Nội đặt ra đó là: Hạn chế điểm ùn tắc mới, mỗi năm xử lý từ 7 đến 10 điểm thường xuyên ùn tắc, xóa bỏ điểm đen tai nạn, không để xảy ra ùn tắc trên 30 phút… Có 11 nhiệm vụ và giải pháp đã được Hà Nội đặt ra, chẳng hạn: Xây dựng kế hoạch di chuyển trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất ra ngoài trung tâm thành phố, ưu tiên quỹ đất để phục vụ giao thông, công cộng, kiểm soát chặt việc xây dựng nhà cao tầng trong khu vực nội đô, giảm di dân cơ học để hạn chế tăng mật độ khu vực nội đô…

Theo đó tổng kinh phí để bảo trì, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông lên tới 1.800 tỷ đồng. Một số hạng mục có thể kể đến như: Cải tạo hạ tầng, điều chỉnh tổ chức giao thông 46 tuyến đường; chỉnh trang đồng bộ 180 tuyến đường trên địa bàn 12 quận; lắp đặt 168 nút đèn tín hiệu giao thông; đầu tư, lắp đặt một số cầu thép lắp ghép, dàn benley trên các sông Kim Ngưu, Tô Lịch, Lừ, Sét, Nhuệ...


Chi phí giảm ùn tắc tại Hà Nội không nhỏ. (Ảnh: VOV)

Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng tắc đường, ô nhiễm, Hà Nội còn đặt mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng hệ thống vận tải hành khách công cộng. Các phương tiện giao thông cá nhân sẽ được giảm dần. Mục tiêu giai đoạn từ 2021 đến 2025, tổng kinh phí để thực hiện hơn 1.864 tỷ đồng được phân bổ theo từng năm.

Hiện tại, việc cấm xe máy đi trong n ội thành trong thời gian tới vẫn là dự kiến. Đây cũng là một biến pháp khả quan nhằm hạn chế tắc đường và ô nhiễm môi trường. Còn bạn có suy nghĩ gì hãy chia sẻ ý kiến ngay nhé.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật