Bà bầu ăn măng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và thai nhi không?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc ăn măng khi mang thai. Người thì cho là “được” vì đây là thực phẩm bổ dưỡng, trong khi kẻ khác lại bảo “không” bởi độc tố trong măng có thể tác động xấu đến thai nhi. Vậy thực hư thế nào?
Bà bầu ăn măng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và thai nhi không?
Ảnh minh họa

Bà bầu có được ăn măng không?

Bà bầu có được ăn măng không là câu hỏi của khá nhiều phụ nữ mang thai trót ghiền các món ngon có măng như xáo măng, măng luộc, măng hầm giò heo, miến măng… Thực chất, phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn măng nhưng không được vượt quá giới hạn cho phép. Dù là măng tươi hay khô thì mẹ chỉ nên dùng từ 1 – 2 lần/tháng, mỗi lần không quá 200 gram (với măng khô là tính lượng măng đã được ngâm nở).

Ngoài ra, để an toàn khi dùng măng, khi mua măng về mẹ phải chú ý đặc biệt đến khâu sơ chế nhằm loại bỏ tối đa độc chất cyanide còn tồn đọng ở măng. Vấn đề này sẽ được nói rõ hơn ở phần sau.

Lưu ý khi cho bà bầu ăn măng

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu, tuy nhiên, trong măng có chứa hoạt chất glucozit và có thể được chuyển hóa thành axit xyanhydric khi vào c‌ơ th‌ể gây nên ngộ độc với một số triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu,...

Vì thế để đảm bảo an toàn và tránh xảy ra tình trạng ngộ độc, mẹ bầu cần lưu ý:

Không ăn măng tươi: Hoạt chất glucozit trong măng tươi có thể được giảm từ 32 - 38mg còn 2.7mg khi mang đi nấu chín. Hoạt chất glucozit có thể gây nên tình trạng ngộ độc, vì thế mẹ bầu không được ăn măng tươi và phải mang đi chế biến kỹ để đảm bảo an toàn

Không ăn măng trong 3 tháng đầu thai kì: 3 tháng đầu tiên là thời gian để mẹ bầu thích nghi với các sự thay đổi bên trong c‌ơ th‌ể. Hoạt chất glucozit trong măng có thể làm giảm quá trình chuyển đổi sắt. Vì thế để giúp c‌ơ th‌ể thích nghi tốt hơn thì mẹ bầu không nên ăn măng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Sơ chế măng đúng cách:

Đối với măng tươi

  • Măng tươi mua về, cắt bỏ hết lớp vỏ bên ngoài, cắt măng thành những lát mỏng và ngâm măng trong nước qua đêm.
  • Đổ phần nước đã ngâm, rửa sạch măng rồi luộc chín. Trong khi luộc lưu ý không đậy nắp vung.
  • Sau khi luộc, tiếp tục ngâm và rửa sạch măng trước khi chế biến thành món ăn.

Đối với măng khô

  • Ngâm măng trong nước muối tối thiểu 6 giờ.
  • Rửa măng thật sạch, luộc chín và tiếp tục rửa đến khi nước ngâm măng không còn màu đục.
  • Không mua măng đã được sơ chế sẵn

Trong các loại măng sơ chế sẵn có thể chứa thêm nhiều chất bảo quản, chất độc hại không tốt cho mẹ bầu. Vì thế bạn nên mua măng tươi và sơ chế đúng cách để đảm bảo an toàn.

Lưu ý: Trong măng có chứa axit oxalic, khi axit oxalic kết hợp với canxi trong c‌ơ th‌ể sẽ khiến tình trạng sỏi thận nghiêm trọng hơn. Vì thế, với mẹ bầu bị sỏi thận, sỏi mật nên tránh ăn măng trong suốt thai kỳ.

Khi đã hiểu rõ dinh dưỡng và lợi ích của măng, mẹ bầu nên cân bằng dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ chất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé nhé!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật