Doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp khu công nghiệp tăng trưởng ấn tượng

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19, song tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khu công nghiệp khá ấn tượng, lần lượt đạt 115% và 190% so với cùng kỳ. Phân khúc bất động sản công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường.
Doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp khu công nghiệp tăng trưởng ấn tượng
Một góc Khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam). Ảnh: Tuấn Nguyễn

Việt Nam dẫn đầu về tổng số khu công nghiệp đang hoạt động

Các chuyên gia của Công ty CP chứng khoán Agribank (Agriseco Research) cho rằng, nguồn cung bất động sản khu công nghiệp (KCN) tiếp tục được mở rộng trong nửa đầu năm 2021, với mức tăng số KCN và diện tích đất so với cùng kỳ năm 2020 lần lượt đạt 17% và 23%.

Nhiều KCN đã được triển khai mở mới tại các tỉnh như: Bắc Ninh (6 dự án, nổi bật là KCN Thuận Thành I), Bắc Giang (6 dự án trong đó nổi bật là KCN Quang Châu), Hải Phòng (14 dự án trong đó các dự án KCN Nam Tràng Cát, Thuỷ Nguyên), Long An (9 dự án, nổi bật là Nam Tân Tập), Vũng Tàu (7 dự án, trong đó là KCN Phú Mỹ 3 mở rộng và KCN Đất Đỏ II).

Theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp quốc (UNIDO), so với tương quan trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam ở vị thế dẫn đầu về tổng số KCN đang hoạt động, chiếm 1/3 về số lượng.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thúc đẩy nhu cầu thuê đất KCN. Các khách hàng thuê KCN hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tỷ lệ 51% trên tổng số dự án đầu tư và chiếm 67% tổng vốn đăng ký mới. Do đó, nhu cầu vốn FDI đầu tư vào KCN là rất lớn. Dòng vốn FDI vào KCN tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 tăng 10%, vốn đăng ký mới vào KCN 5 tháng năm 2021 đạt 6,02% (tăng 10,3% so với cùng kỳ) với số dự án mở mới đạt 291 dự án.

Theo các chuyên gia của Agriseco Research, Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút vốn FDI toàn cầu, mặc dù đang chững lại do ảnh hưởng bởi Covid-19. Tính đến 20/8/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,12 tỷ USD, gần tương đương cùng kỳ năm 2020 và giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2019.

Đây là con số khả quan trong bối cảnh FDI toàn cầu sụt giảm mạnh, theo số liệu OECD công bố năm 2020, FDI toàn cầu giảm 38% xuống mức thấp nhất tính từ năm 2005, và cần ít nhất 7 năm để trở lại mức đỉnh. Vốn đăng ký mới tháng 8/2021 tiếp tục tăng 16% so với cùng kỳ và số dự án giảm chủ yếu là các dự án quy mô nhỏ. Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút vốn từ các quốc gia như Singapore, Nhật và Hàn Quốc.

Theo Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển, giai đoạn 2000 - 2020, FDI Việt Nam tăng trung bình 13%/năm, cao hơn nhiều mức tăng trong khu vực. Năm 2020, Việt Nam cũng lần đầu lọt top 20 quốc gia thu hút vốn FDI cao nhất thế giới, nằm trong top 5 các nước thu hút FDI trong khu vực châu Á trong 6 năm từ 2015 đến nay.

Doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp khu công nghiệp lần lượt tăng 15% và 90%

Agriseco Research cho rằng, lĩnh vực công nghiệp chế biến và sản xuất phân phối điện nước là 2 lĩnh vực thu hút FDI cao nhất các năm gần đây với tỷ trọng 54% và 32% tổng dòng vốn. Trong 6 tháng năm 2021, Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án FDI nổi bật như dự án nhà máy Lioncore Việt Nam, LG Display, Fukang Technology (Foxconn), Ja Solar PV VN, nhà máy điện Long An I và 2, nhiệt điện Ô Môn II.

Theo CBRE, tỷ lệ lấp đầy các KCN trên cả nước tăng từ 70,2% năm 2020 lên 71,8% trong 5 tháng năm 2021. Các khu vực trung tâm như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 90%, do đó nguồn cầu đã dịch chuyển về các vùng ven trung tâm có quỹ đất rộng, vị trí thuận lợi và hưởng lợi từ các dự án đầu tư công. Một số tỉnh ven trung tâm có tỷ lệ lấp đầy khá cao như Bắc Ninh (85%), Hải Phòng (62%), Long An (86%).

 

 Kết quả kinh doanh doanh nghiệp khu công nghiệp được ghi nhận tăng trưởng khá ấn tượng.

Tổng số dự án mới đầu tư vào KCN trong 5 tháng năm 2021 tăng 1.522 dự án, cao hơn mức tăng cả năm 2020 (544 dự án), tập trung ở các tỉnh như Long An, Bình Dương, Vũng Tàu, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An. Các tỉnh đang dần thu hút vốn FDI với các dự án lớn từ các nhà đầu tư ngoại Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc như nhà máy điện Long An, Nhiệt điện Ô Môn II, LG Display Hải Phòng.

Giá thuê đất trung bình nửa đầu năm 2021 tại các tỉnh thành đều tăng với mức độ tăng tại khu vực phía Nam cao hơn phía Bắc (lần lượt giá thuê tăng 7% và 3%) nhờ việc thu hút vốn đầu tư FDI và có nhiều dự án giải ngân vốn đầu tư công như dự án cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận, sân bay Long Thành, Phan Thiết – Dầu Giây. Mặc dù tốc độ đang chậm lại nhưng một số khu vực ven trung tâm có tiềm năng phát triển vẫn có tốc độ tăng giá cao như Vũng Tàu (10%), Bắc Ninh (9%), Long An (6%).

Theo chuyên gia của Agriseco Research, dòng vốn FDI kỳ vọng tiếp tục tăng mạnh mẽ trong trung và dài hạn nhờ các yếu tố, lợi thế của Việt Nam về vị trí, nhân công, giá thuê đất, môi trường và các chính sách, theo đó Việt Nam là quốc gia thu hút vốn FDI đứng thứ 5 ở châu Á và lọt top 20 thế giới, đứng đầu về tốc độ tăng trưởng FDI sản xuất tại châu Á.

Giá thuê đất trung bình tại Việt Nam khoảng 112 USD/m2, thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực tối thiểu 50%. Giá thuê được dự kiến duy trì ở mức ổn định khi nguồn cung tăng lên. Việc giá thuê trung bình tăng nhưng thấp hơn so với các khu vực châu Á vẫn sẽ giúp Việt Nam thu hút dòng vốn FDI.

Theo Agriseco Research, kết quả kinh doanh nhóm bất động sản KCN khá tích cực trong nửa đầu năm 2021, khi tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 115% và 190% so với cùng kỳ, nổi bật như: KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, SZC của Công ty CP Sonadezi Châu Đức, VGC của Tổng Công ty Viglacera, LHG của Công ty CP Long Hậu.

Trong đó, KBC đã ghi nhận doanh thu từ các dự án KCN Quang Châu, Nam Sơn Hạp Lĩnh, Tân Phú Trung và LHG đã hạch toán khoản thuê ứng trước của Logos Việt Nam tại KCN Long Hậu 3 – giai đoạn 1; VGC với doanh thu mảng cho thuê KCN tăng 40% đến từ các dự án như KCN Đông Mai, Yên Phong mở rộng, Phú Hà  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật